Theo lịch thi đấu bóng đá EURO 2021 hôm nay 12/6, tại bảng A, xứ Wales sẽ đối đầu với Thụy Sĩ trong trận ra quân. Ở cuộc so tài này, xứ Wales bị đánh giá yếu hơn do đó Bale và các đồng đội phải nỗ lực hết sức mình để có thể giành điểm số. Theo nhận định của giới chuyên môn, Thụy Sĩ sẽ gặp khó khăn, nhưng được dự đoán sẽ giành chiến thắng sít sao trước xứ Wales. Trận đấu giữa xứ Wales với Thụy Sĩ diễn ra vào lúc 20h tối nay 12/6.
Theo lịch thi đấu bóng đá EURO 2021 hôm nay 12/6, tại bảng A, xứ Wales sẽ đối đầu với Thụy Sĩ trong trận ra quân. Ở cuộc so tài này, xứ Wales bị đánh giá yếu hơn do đó Bale và các đồng đội phải nỗ lực hết sức mình để có thể giành điểm số. Theo nhận định của giới chuyên môn, Thụy Sĩ sẽ gặp khó khăn, nhưng được dự đoán sẽ giành chiến thắng sít sao trước xứ Wales. Trận đấu giữa xứ Wales với Thụy Sĩ diễn ra vào lúc 20h tối nay 12/6.
Những bước đi trên của Thụy Sĩ đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về khả năng nước này gia nhập NATO. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đã khẳng định tư cách thành viên NATO “không phù hợp” với chính sách trung lập của nước này. Theo trang mạng swissinfo.ch, tuy rằng khó nói trước về tương lai, song hiện nay “gần như không có khả năng” Thụy Sĩ sẽ gia nhập NATO và quan hệ giữa đôi bên là theo kiểu “yêu chứ không cưới”.
“Thụy Sĩ không quan tâm tới việc gia nhập NATO. Đơn giản là vì chúng tôi không cần điều đó. Chúng tôi không có lý do gì để gia nhập NATO. Việc Thụy Sĩ trở thành thành viên của liên minh thậm chí còn gây bất lợi, đó là chúng tôi sẽ mất đi sự trung lập. NATO vẫn muốn Thụy Sĩ là một địa điểm cho các hoạt động ngoại giao hơn là kết nạp vào khối. Các nước khác cũng được hưởng lợi khi có một quốc gia trung lập-nơi tổ chức các hội nghị. Geneva sẽ không còn là Geneva nếu Thụy Sĩ gia nhập NATO”, chuyên gia Lea Schaad tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich nêu rõ.
Trang mạng swissinfo.ch cho biết, nhiều cuộc khảo sát thời gian qua liên tục cho thấy, mặc dù ủng hộ thắt chặt quan hệ với NATO nhưng đa số người dân Thụy Sĩ phản đối việc gia nhập liên minh quân sự. IISS dẫn kết quả cuộc khảo sát hồi năm 2023 cho thấy, hơn 90% người dân Thụy Sĩ có quan điểm như trên. Theo Tạp chí Foreign Policy, Thụy Sĩ không gia nhập NATO không chỉ vì Hiến pháp xác định Thụy Sĩ là quốc gia trung lập mà còn vì trung lập đã trở thành “một thành tố thiết yếu trong nhận thức của người dân Thụy Sĩ”. The Swiss Times còn lưu ý tới một lý do khác, đó là việc NATO yêu cầu các nước thành viên chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng trong khi ngân sách quốc phòng của Thụy Sĩ hiện chỉ dưới mức 1% GDP. Thụy Sĩ đang đặt mục tiêu tăng dần ngân sách quốc phòng lên mức 1% GDP, muộn nhất là vào năm 2035.
Viện nghiên cứu Heritage Foundation (Mỹ) nhận định, nhiều khả năng Thụy Sĩ sẽ trở thành “đối tác cơ hội tăng cường” của NATO-ám chỉ một đối tác được xác định có đóng góp “đặc biệt quan trọng” cho các hoạt động và mục tiêu của liên minh quân sự. Quy chế “đối tác cơ hội tăng cường” được NATO đưa ra từ năm 2014 nhằm “làm sâu sắc” hợp tác với các đối tác bên ngoài khối. Hiện NATO có 5 “đối tác cơ hội tăng cường” là Australia, Georgia, Jordan, Thụy Điển và Ukraine. Trên thực tế, tại cuộc gặp ở Brussels (Bỉ) hồi năm ngoái, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng khẳng định với Bộ trưởng Amherd rằng chính sách trung lập của Thụy Sĩ không bao giờ là trở ngại cho hợp tác giữa đôi bên.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.