Ngày 24/6, GAC - hãng ô tô lớn thứ năm ở Trung Quốc loan báo họ sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào thị trường Brazil trong 5 năm tới.
Ngày 24/6, GAC - hãng ô tô lớn thứ năm ở Trung Quốc loan báo họ sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào thị trường Brazil trong 5 năm tới.
Để đầu tư lấy thẻ xanh Mỹ EB-5, tổng chi phí nhà đầu tư cần chuẩn bị khoảng 23 tỷ đồng, bao gồm 4 khoản chính:
Trong đó, khoản đầu tư vào dự án EB-5 là 800.000USD (~19,2 tỷ đồng) sẽ được hoàn lại sau khi nộp hồ sơ xin thẻ xanh vĩnh viễn (khoảng 5 năm). Vì vậy, tổng chi phí nhà đầu tư thực sự bỏ ra để lấy thẻ xanh Mỹ theo diện EB-5 tầm khoảng 4 tỷ cho suốt lộ trình 5 năm.
Đầu tư định cư Mỹ diện EB-5 được Chính phủ Mỹ thông qua và hoạt động từ năm 1990. Mục tiêu nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế Mỹ và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Đây là chương trình định cư Mỹ theo diện đầu tư chính thống duy nhất.
Khác với các chương trình đầu tư định cư Úc, định cư Canada, chương trình EB-5 không yêu cầu nhà đầu tư phải quản lý vận hành doanh nghiệp tại Mỹ, cũng không có yêu cầu về bằng cấp, trình độ tiếng Anh hay kinh nghiệm làm việc kinh doanh. Nhà đầu tư chỉ cần đầu tư tối thiểu 800.000 USD (chứng minh được nguồn gốc) vào các dự án thỏa điều kiện của chương trình được các Trung tâm vùng (đơn vị được cấp phép bởi Sở Di trú Mỹ) quảng bá. Để đảm bảo lộ trình định cư thành công và bảo toàn vốn đầu tư, nhà đầu tư cần tìm đến các đơn vị tư vấn di trú uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn những dự án tốt và được hỗ trợ thực hiện hồ sơ đúng yêu cầu.
Chương trình EB-5 luôn được chính phủ Mỹ ưu tiên. Khác với các diện định cư khác, thường cạnh tranh việc làm với người dân bản xứ, visa EB-5 tạo ra thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Mỹ. Chính phủ Mỹ ngày càng siết chặt các chính sách nhập cư, nhưng vẫn luôn cố gắng cải tiến và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chương trình EB-5.
IMM Group là một trong những đơn vị tiên phong giới thiệu chương trình đầu tư định cư Mỹ diện EB-5 đến các nhà đầu tư Việt Nam. Bộ hồ sơ thành công đầu tiên do IMM hỗ trợ được ghi nhận năm 2008. Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành di trú và 15 năm kinh nghiệm tư vấn, xử lý hồ sơ EB-5, IMM đã giúp hàng trăm gia đình Việt nam sang Mỹ lấy thẻ xanh định cư thành công.
Chúng tôi có đội ngũ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. IMM có cố vấn độc quyền là nguyên Trưởng bộ phận xét duyệt hồ sơ EB-5 tại Sở Di trú Mỹ. Luật sư Mỹ của IMM được xếp hạng “AV”, mức đánh giá cao nhất về năng lực và phẩm chất chính trực dành cho các luật sư. Các chuyên viên tư vấn và xử lý hồ sơ của IMM Group đều được đào tạo chuyên nghiệp và đạt chứng chỉ của Hội đồng Đầu tư Định cư Quốc tế (IMC), đảm bảo chất lượng nghiệp vụ cao.
Chúng tôi cũng đạt được những thành tựu, chứng nhận từ Chính phủ các nước, chứng nhận hợp tác với các công ty di trú, luật sư uy tín trên toàn cầu. Tất cả được liệt kê chi tiết tại trang thành tựu và chứng nhận của IMM Group.
Yêu cầu của chương trình đầu tư định cư EB-5 tuy đơn giản, nhưng bộ hồ sơ rất nhiều chi tiết. Quá trình xét duyệt rất khắt khe, đòi hỏi hồ sơ phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Do đó, đơn vị tư vấn cần biết được những điểm mấu chốt để đảm bảo hồ sơ có được khả năng chấp thuận cao nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn kỹ dự án đầu tư cũng rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro và bảo toàn tốt nhất khoản vốn đầu tư 800.000 USD. Với kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ chuyên nghiệp, IMM Group luôn giới thiệu những dự án tốt nhất và sẽ là đơn vị đồng hành đáng tin cậy cho kế hoạch định cư Mỹ của các nhà đầu tư Việt Nam.
Xem thêm trang Đánh giá nhận xét từ khách hàng về chất lượng dịch vụ của IMM Group.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng (thứ hai từ phải sang) và ông Michael Michalak, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Điều hành Khu vực của USABC (thứ hai từ trái sang)-Ảnh: Hoàng Anh
Việt Nam tích cực cải thiện môi trường kinh doanh
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chúc mừng những thành công của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam thời gian qua và nhấn mạnh quyết tâm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là xây dựng Chính phủ kiến tạo, liên chính, hành động và phục vụ. Hiện Việt Nam đang tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Thay mặt các doanh nghiệp Hoa Kỳ, ông Michael Michalak cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ vinh dự được gặp Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, đồng thời đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư thành công ở Việt Nam. Đoàn doanh nghiệp lần này của USABC có 9 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, có doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam từ lâu, nhưng cũng có doanh nghiệp mới vào Việt Nam gần đây.
Phát biểu tại cuộc làm việc, đại diện các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt thời gian qua, trong đó có việc đề cao tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong đoàn bày tỏ mong muốn đầu tư hoặc mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật...
Đánh giá cao các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm đầu tư vào nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, quan hệ song phương hai nước đang phát triển tốt đẹp, hai nước đang cố gắng cân bằng cán cân thương mại, tạo cơ hội thuận lợi để cùng nhau phát triển.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng hoá nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam. Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, như sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ (2017), Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp khác và người dân theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản.
Theo Chương trình công tác của Chính phủ, từ nay đến cuối năm 2018, VPCP sẽ tiến hành thẩm tra một số dự án Luật và Nghị định do Bộ NN&PTNT được giao chủ trì xây dựng, trình Quốc hội, Chính phủ phê duyệt, trong đó có: Dự án Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt, Nghị định sửa đổi, bổi sung các Nghị định quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp; Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản (sửa đổi).
Về một số khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ghi nhận kiến nghị và sẽ đề nghị Bộ NN&PTNT cũng như các Bộ, ngành liên quan có thông báo ý kiến chính thức bằng văn bản để doanh nghiệp biết.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN-Ảnh: Hoàng Anh
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết sáng mai (12/7), Tổ công tác của Thủ tướng sẽ tiến hành kiểm tra 17 Bộ trong việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và việc đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Do đó, những kiến nghị của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng sẽ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đặt câu hỏi trực tiếp đến các Bộ, ngành.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh luôn sẵn sàng lắng nghe những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay, VPCP đã xây dựng Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp (tại địa chỉ doanhnghiep.chinhphu.vn trên Cổng TTĐT Chính phủ), các doanh nghiệp có thể gửi kiến nghị của mình trực tiếp trên hệ thống này hoặc gửi văn bản đến VPCP, VPCP sẽ có trách nhiệm xử lý và trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VPCP cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để lắng nghe những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.
Nhiều tiềm năng phát triển ngành rau củ quả chế biến
Tại buổi làm việc, ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM) cho biết, hiện nay Việt Nam đang phát triển chuỗi giá trị rau củ quả hướng ra thị trường thế giới.
Ông Lê Thành phân tích: Hiện doanh thu của sản phẩm rau quả chế biến trên thế giới được dự đoán sẽ tăng đến 317,1 tỷ USD vào năm 2021. Tại Việt Nam, năm 2017, rau củ quả lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 3,5 tỷ USD, tăng hơn 43% so với năm 2016. Việt Nam lại có 14 triệu ha diện tích đất nông nghiệp. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành rau củ quả Việt Nam tiếp cận ra thị trường thế giới.
Ông Lê Thành cũng nhấn mạnh tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng nhất trên sân chơi thương mại thế giới. Hiện Viện Kiện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ đang kết hơp với các cơ quan chức năng phát triển ngành rau củ quả theo chuỗi giá trị.
Ông Thành phân tích: “Nông nghiệp công nghệ cao là một phương thức sản xuất chứ không phải mô hình kinh tế, nó phải gắn liền với chuỗi giá trị mới gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Đơn cử như Lavifood đầu tư nhà máy ở Tây Ninh trị giá 75 triệu USD theo LEED-Silver do US. Green Building Council (USGBC) cấp dựa trên những tiêu chí thân thiện với môi trường; sở hữu toàn chuỗi giá trị: nhà máy chế biến cộng với nhà máy phân bón, nhà máy vật tư nông nghiệp, nhà máy logistic, và hàng chục nghìn nông dân tham gia”.
Người nông dân khi tham gia vào chuỗi liên kết giá trị sẽ chịu sự ràng buộc, cam kết về mặt chất lượng sản phẩm. Khi tham gia vào chuỗi, người nông dân sẽ trở thành nhà cung ứng chứ không còn là hộ sản xuất nhỏ lẻ như trước đây. Họ được ưu đãi nhiều điều kiện, được đào tạo, trả lương trên chính mặt đất của mình.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng hợp tác hơn nữa với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng để xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam hội nhập vào các thị trường lớn của thế giới; thu hút thêm nguồn lực đầu tư để nhân rộng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp đến các địa phương trong cả nước. Đồng thời, đề nghị USABC tiếp tục khuyến kích, hỗ trợ doanh nghiệp Hoa Kỳ sang Việt Nam tìm hiểu các cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Nhân dịp này, các nhà đầu tư Hoa Kỳ bày tỏ cảm ơn Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất, mạng lưới phân phối tại Việt Nam và cam kết tiếp tục tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và các hoạt động cộng đồng.