Hộ Cá Nhân Kinh Doanh Phải Nộp Những Thuế Gì

Hộ Cá Nhân Kinh Doanh Phải Nộp Những Thuế Gì

Thứ nhất, bạn sẽ phải đóng thuế môn bài theo Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.

Thứ nhất, bạn sẽ phải đóng thuế môn bài theo Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

Dịch vụ karaoke là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Cụ thể theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định thì kinh doanh dịch vụ karaoke gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Theo đó, người kinh doanh ngành nghề này cần phải đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2019. Người kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài đáp ứng điều kiện nêu trên thì cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:

Như vậy, hình thức Hộ kinh doanh có thể kinh doanh được ngành nghề dịch vụ karaoke.

Người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh karaoke, massage phải nộp những loại thuế nào?

Theo quy định về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, có 4 loại thuế hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke phải nộp:

*Lưu ý: Nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có Doanh thu tính thuế từ 100tr/năm trở xuống thì KHÔNG phải nộp các loại Thuế môn bài, GTGT, TNCN.

Kinh doanh dịch vụ karaoke là gì?

Kinh doanh dịch vụ karaoke là là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh karaoke

Chủ cơ sở kinh doanh karaoke cần lưu ý:

– Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.

– Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên. Nhân viên phục vụ có thể được thuê thông qua hợp đồng lao động. Và được hưởng những quyền lợi liên quan pháp luật lao động.

– Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng. Chỉ có phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng.

– Phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự.

Cách tính thuế cho hộ kinh doanh karaoke

Hộ gia đình kinh doanh karaoke trả tiền thuế môn bài hàng năm, mức đóng căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng. Cụ thể như sau:

Ví dụ: Tổng thu nhập năm 2021 của hộ gia đình ông A từ việc kinh doanh karaoke là 120 triệu đồng, vậy bình quân mỗi tháng là 10 triệu đồng (>1.500.000).  Suy ra, mức thuế môn bài kinh doanh karaoke cả năm của hộ gia đình ông A là 1.000.000 đồng.

Theo quy định, nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế trên 100 triệu/năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.

Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh karaoke phải nộp:

Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu khoán: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Karaoke thuộc nhóm danh mục ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu nên:

Doanh thu tính thuế được xác định như sau:

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Nghĩa là: Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế:

Thì doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.

Thuế tiêu thụ đăc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế TTĐB

Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và karaoke, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (Ví dụ: tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).

*Lưu ý: Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.”

Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh dịch vụ karaoke, giá dịch vụ hát karaoke 1h là 50.000 đồng, thuế thu nhập đặc biệt với dịch vụ karaoke của hộ kinh doanh ông A như sau:

Giá tính thuế thu nhập đặc biệt = 50.000 / (1+ 30%) = 38.461 đồng;

Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke = 38.461 x 30% = 11.538 đồng;

Với mức giá dịch vụ hát karaoke là 50.000 đồng/h, thì gia đình ông A đóng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là: 11.538 đồng. Dựa vào căn cứ tính thuế như trên bạn có thể xác định được mức thuế phải đóng cho công ty của mình.

Xin chào Luật sư, tôi có dự định mở một quán Karaoke. Kinh doanh karaoke không còn là loại hình giải trí xa lạ nên tôi và anh trai hùn vốn với nhau để mở một quán kinh doanh karaoke. Tuy nhiên vốn hiểu biết chúng tôi về kinh doanh có hạn, nên đã học hỏi kha khá từ những người kinh doanh trước đó. Nhưng vẫn mong Luật sư có thể giải đáp cho về vấn đề liên quan đến những loại loại thuế. Không biết là kinh doanh karaoke phải nộp những loại thuế gì? Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. LSX sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau.