Hướng Nghiệp Phần 2

Hướng Nghiệp Phần 2

Hướng Nghiệp Á Âu thuộc công ty cổ phần Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) – Tên tiếng Anh là A Au Vocational Guidance Corporation (A Au Vogu Corp) – được thành lập vào ngày 28/4/2011, là đơn vị tiên phong được Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ Bếp Trưởng (Giấy chứng nhận dạy nghề số 62/2011/GCNĐKDN Do Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội TP.HCM cấp phép).

Hướng Nghiệp Á Âu thuộc công ty cổ phần Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) – Tên tiếng Anh là A Au Vocational Guidance Corporation (A Au Vogu Corp) – được thành lập vào ngày 28/4/2011, là đơn vị tiên phong được Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ Bếp Trưởng (Giấy chứng nhận dạy nghề số 62/2011/GCNĐKDN Do Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội TP.HCM cấp phép).

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có)

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu phát hiện ra hàng có sai sót về mặt số lượng hoặc bất cứ tình trạng không bình thường phải mời ngay các cơ quan hữu quan như chủ tàu, nhân viên cảng biển, cán bộ giám định( nếu có) trực tiếp làm các biên bản hàng đổ vỡ, hàng kém chất lượng để làm chứng từ khiếu kiện sau này.

Bộ chứng từ khiếu kiện bao gồm:

- Các chứng từ liên quan hoặc mẫu hàng kém chất lượng.

Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách giải quyết khác nhau. Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế theo quy định trong hợp đồng.

Sorry, no records were found. Please adjust your search criteria and try again.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp ô tô đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô luôn là lĩnh vực được Chính phủ quan tâm, khuyến khích đầu tư phát triển. Nhờ đó, trong những năm qua, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã có những bước phát triển lớn, với việc tăng sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước, và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, những cơ hội và thách thức mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang phải đối mặt cũng không ít. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Hoạt động sản xuất – lắp ráp ô tô tại Việt Nam

Tính đến hết năm 2022, tổng công suất lắp ráp của các nhà máy ô tô tại Việt Nam theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%.

THACO là một trong những doanh nghiệp “đầu tàu” với hàng loạt mẫu xe KIA đang sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, từ Morning cho tới các dòng cao cấp hơn như Sorento. THACO cũng là nhà lắp ráp và cung cấp các mẫu xe MAZDA trên thị trường Việt Nam với dây chuyền lắp ráp hiện đại, đáp ứng yêu cầu của đối tác Nhật Bản. Mới đây, THACO đã gây xôn xao trong ngành ô tô khi chính thức thông báo sẽ lắp ráp các mẫu xe BMW Series 3, Series 5, X3 và X5. Trong khi với thương hiệu Peugeot, THACO đang duy trì 4 sản phẩm, gồm các mẫu gầm cao 5008, 3008 và 2008, và xe van Traveller. Tỷ lệ nội địa hóa trong các dòng xe của THACO khá cao, đặc biệt là dòng xe tải và xe bus.

Liên doanh TC Motor và Hyundai đang sản xuất các mẫu xe được nhiều người dùng Việt ưa chuộng gồm: Grand i10, Accent, Elantra, Santa Fe và Tucson. Năm 2022, TC Group và Hyundai đã chính thức khánh thành nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2 tại khu công nghiệp Gián Khẩu (Gia Viễn, Ninh Bình), đưa tổng công suất lên 180.000 xe/năm. Trong năm 2023, liên doanh này dự kiến sẽ lắp ráp thêm Hyundai Creta, trước khi triển khai sản xuất một số mẫu ô tô điện tại Việt Nam, trong đó đáng chú ý là mẫu xe điện IONIQ 5. Mới đây, TC Motor và Skoda Auto cũng đã có thỏa thuận hợp tác chiến lược với kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất xe Skoda tại tỉnh Quảng Ninh. Những chiếc ô tô Skoda đầu tiên của dây chuyền này có thể lăn bánh tại Việt Nam sớm nhất vào cuối 2023.

Một dự án khác gây chú ý năm 2022 đó là nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco ở Thái Bình với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, bắt đầu xây dựng từ quý I/2023, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động từ quý III/2024. Đây sẽ là một trong những nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô lớn nhất tại Việt Nam khi đi vào hoạt động.

TMT Motors và Liên doanh GM - SAIC - WULING cũng vừa ký thỏa hợp tác chiến lược hồi tháng 2/2203. Theo đó, liên doanh GM và SAIC - WULING sẽ cung cấp linh kiện, ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng ôtô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam. Mẫu xe nói trên sẽ được lắp ráp tại nhà máy ô tô của TMT tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, với công suất 30.000 xe/năm.

Về phía các thương hiệu quốc tế, Ford tiếp tục duy trì lắp ráp 3 mẫu xe chiến lược là Ranger (chiếm hơn 60% thị phần xe bán tải tại Việt Nam), Territory và Transit tại nhà máy Ford Hải Dương. Honda lắp ráp hai mẫu xe City và CR-V tại nhà máy Honda ở Vĩnh Phúc. Toyota thông báo chuyển hai mẫu xe ăn khách là Veloz Cross và Avanza Premio từ dạng nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp trong nước kể từ tháng 12/2022. Mitsubishi hiện đang lắp ráp hai mẫu xe bán chạy là Outlander và Xpander tại nhà máy ở Bình Dương.

Ngành công nghiệp ô tô trong tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế năm 2023

Mặc dù đạt được “thành tích” ấn tượng trong năm 2022, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang chịu tác động rất lớn từ tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới. Theo dự báo của một số tổ chức trên thế giới, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng sụt giảm, thấp hơn năm 2022, với mức dự báo tốc độ tăng trung bình khoảng 2%. Cụ thể, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 của IMF là 2,7%, của EU là 2,5%, của OECD là 2,2% và của Fitch Ratings là 1,4%.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023. Cụ thể, kịch bản thứ nhất, tăng trưởng GDP đạt 6,47%; lạm phát bình quân 4,08%; tăng trưởng xuất khẩu 7,21% và cán cân thương mại là 5,64 tỷ USD. Kịch bản thứ hai tích cực hơn khi tăng trưởng GDP tăng 6,83%; lạm phát 3,69%; tăng trưởng xuất khẩu 8,43% và cán cân thương mại là 8,15 tỷ USD. Mức dự báo này thấp hơn khá nhiều nếu so sánh với tăng trưởng GDP năm 2022 (8,02%).

Trong bối cảnh nguy cơ lạm phát trong năm 2023 vượt quá mức trần 4,5%, người tiêu dùng có xu hướng thận trọng hơn trong việc mua sắm các mặt hàng xa xỉ như ô tô. Tác động này sẽ càng rõ rệt khi lạm phát tiếp tục neo ở mức cao.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 3 tháng đầu năm 2023, doanh số ô tô toàn thị trường đạt 70.392 chiếc, giảm 22,22% so với cùng kỳ năm 2022 (90.506 chiếc). Với đà này, có một nguy cơ là Việt Nam khó giữ được thành tích trên 500.000 ô tô của năm ngoái.

Bên cạnh đó, thị trường ô tô Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các mẫu xe nhập khẩu. Đặc biệt, sự cạnh tranh từ ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đến chủ yếu từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và trong vòng 7-10 năm tới là các sản phẩm ô tô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA.

Bên cạnh những tác động khách quan từ nền kinh tế vĩ mô, ngành sản xuất ô tô trong nước vẫn còn một số hạn chế trong nội tại đó là thị trường còn nhỏ lẻ, chưa đủ để tổ chức sản xuất kinh doanh quy mô lớn, tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá xe ô tô còn ở mức cao.

Đáng chú ý theo Bộ Công Thương, mức giá xe ô tô tại Việt Nam hiện cao gấp 2 lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia; gấp 3 lần tại Mỹ, Nhật Bản. Nguyên nhân chính là do mức thuế và phí cao, sản lượng tích lũy trong nước thấp. Còn về phía doanh nghiệp chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá với các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện, chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Cũng theo số liệu của Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi kết quả đạt được vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra. Các sản phẩm đã được nội địa hóa như: săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng trên 5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, lắp ráp và sửa chữa, bảo hành xe.

Mục tiêu xuất khẩu 90.000 xe ô tô và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035 như được nêu tại Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam năm 2025, tầm nhìn đến 2035 (được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ) sẽ không thể đạt được, nếu không có những chính sách thúc đẩy kịp thời trong giai đoạn ngắn hạn 2023, trung hạn 2027 và dài hạn đến năm 2035.

Ngoài ra, năng lực yếu kém của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn hoặc thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi và chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỷ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về xu hướng xe ô tô điện tại Việt Nam hiện nay cùng với các chính sách của Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Phần 3) - Thị trường xe ô tô điện<<