Lễ Đền Cửa Ông Quảng Ninh

Lễ Đền Cửa Ông Quảng Ninh

Đền Cửa Ông nằm ở thành phố Cẩm Phả, là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Ninh. Đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt từ năm 2017.

Đền Cửa Ông nằm ở thành phố Cẩm Phả, là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Ninh. Đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt từ năm 2017.

Đền Cửa Ông Quảng Ninh, một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam

Đền Cửa Ông nằm trên ngọn đồi cao gần 100m, nhìn ra vịnh Bái Tử Long, là một trong những di tích lịch sử văn hóa nhà Trần, nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, người có công trấn ải vùng Đông Bắc, đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Đền còn là nơi thờ phụng gia thất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng tài ba đời Trần: Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão…

Quần thể đền Cửa Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Địa hình ở đền Cửa Ông là dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18, nằm giữa hai dãy đồi núi cao. Từ xưa, đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc. Cửa Ông như cái yết hầu nối miền Đông trập trùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây rộng lớn.

Cuộc thi têm trầu cánh phượng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Các cuộc chinh phạt của phương Bắc, hay các triều đại phong kiến điều binh ra miền biên giới Đông Bắc đều đi qua Cửa Ông. Vì thế nơi đây có một đồn binh để trấn giữ. Phía Nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long, vùng biển trù phú và tạo cho nơi đây lợi thế về cảng biển.

Cuộc thi kéo co. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Với vị trí và địa hình thuận lợi để xây dựng cảng biển, từ xa xưa nơi đây đã là bến thuyền giao thương từ đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Bến thuyền Cửa Ông thời ấy gọi là Cửa Suốt.

Đoàn múa rồng trong lễ hội. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đền Cửa Ông không chỉ có giá trị lịch sử to lớn, mà còn mang giá trị nghệ thuật, văn hoá sâu sắc. Toàn cảnh khu đền được bố trí trên các ngọn đồi thấp, đan xen dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên phong cảnh tĩnh mịch và trang nghiêm.

Cửa vào đền. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đền được xây bằng: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… Trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng. Phần trong nhà đền xây bằng các loại gỗ bền, đẹp: đinh, lim, trắc, gụ. Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó khắc hoạ các bức phù điêu, bức trướng, câu đối… và các hoa văn được sơn son, thếp vàng.

Đền thu hút khách thập phương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Du khách đến với khu di tích đền sẽ tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh…

Lễ rước Đức Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Hiện nay, đền còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao.

Tượng thờ tại đền Cửa Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức vào 2 dịp 3, 4 tháng 2 và ngày 3, 4 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm lễ xin mở hội đền tại đền Thượng. Sau đó diễn ra lễ dâng hương xin rước Đức Ông vi hành từ 6h – 6h30 tại đền Thượng.

Đông đảo du khách tham quan đền. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội chính là lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành khu an ngự. Phần hội gồm chương trình nghệ thuật và các trò chơi dân gian phổ biến trong vùng.

Lễ hội đền. Ảnh: Thương hiệu và Pháp luật.

Các hoạt động trong lễ hội đền Cửa Ông sẽ tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc khai quốc công thần, những người có công với nước và với nhân dân. Đây cũng là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc ở mỗi người.

Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để quảng bá những giá trị tiêu biểu của di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông. Đồng thời, sự kiện này có vai trò quan trọng trong việc góp phần phục hồi, thu hút khách du lịch đến với thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Click đặt ngay khách sạn Hạ Long giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải Tổ quốc. Ông là con thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là dũng tướng có công với dân, với nước, 2 lần được cử ra Cửa Suốt, một vị trí chiến lược của vùng Đông Bắc để trấn giữ. Để ghi nhớ công đức của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông.

Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 2017. Lễ hội đền Cửa Ông được mở hàng năm vào ngày 3-4/2 và 3-4/8 (âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, biểu tượng đó được thể hiện bằng sự tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời nhà Trần - Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.

Lễ hội đền Cửa Ông nhằm tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc "khai quốc công thần", những người có công với dân, với nước; là dịp để mỗi người dân thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", cầu mong cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm người dân với quê hương, đất nước.

Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả, Trưởng ban tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông cho biết, năm nay, Lễ hội được tổ chức trở lại với quy mô lớn. Phần lễ với hành trình lễ rước Đức Ông và các nhân thân vi hành từ đền Thượng đi dọc đường nghinh thần và về sân đền. Sau lễ rước là nghi thức tế lễ, dâng hương cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Phần hội với nhiều hoạt động như: thi kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đánh trồng, đua thuyền, Liên hoan tiếng hát khu dân cư và gia đình văn hóa, triển lãm, trưng bày hoa hồng... Năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hàng năm, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông đón trên 90 vạn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Di tích đã đón khoảng 26 vạn lượt khách.

Để triển khai chương trình thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2023, Lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Quý Mão được tổ chức có ý nghĩa đặc biệt và chuẩn bị cho lễ tưởng niệm 710 năm Ngày mất của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1313-2023). Ban tổ chức đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng cho các loại xe vào tham dự lễ hội...

Vị thần chính được thờ ở đền Cửa Ông là Đức Ông Đệ Tam hay Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo, hiệu là Hùng Nhượng Vương. Ông có tài đánh trận nhưng tính ham mê cờ bạc khiến cha ông không hài lòng, đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm nghề gác cảng. Ông trấn thủ vùng đất này, yên dân, ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên. Người dân nơi đây kính cẩn gọi ông là Đức ông, đền còn được gọi là đền Đức Ông.

Đền Cửa Ông tọa lạc trên một ngọn núi thấp, mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Đền Cửa Ông nổi tiếng linh thiêng không chỉ với người dân Quảng Ninh mà còn với người dân cả nước. Vậy thì bạn còn chần chờ chi nữa mà không lên kế hoạch ngay để có thể đến tham quan đền Cửa Ông cùng gia đình và bạn bè trong dịp nghỉ gần nhất nào?

Qua cứ liệu lịch sử, có thể khẳng định đền Cửa Ông được xây dựng và tồn tại hơn 100 năm. Lúc đầu, chùa chỉ là một am nhỏ bằng tranh, tre, nứa, nứa, lá; năm 1907 – 1916 trùng tu chùa; năm 1916 xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Năm 1946, Đền Hạ và Đền Thượng tiếp tục được tu sửa, tôn tạo. Năm 2014, quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền Cửa Ông được phê duyệt với diện tích 18,125 ha. Đến năm 2016, Đền Trung được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2017. Ngoài ra, còn có Đền Cặp Tiên (dân gian gọi là Cô bé Cửa Suốt) được xây dựng từ thời Nguyễn.

Ban đầu, đền Cửa Ông được xây dựng chỉ để thờ Trần Quốc Tảng, về sau được xây dựng thêm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, chùa Cảm Sơn,… cụ thể như sau:

Khu đền Hạ: gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu

Lăng: thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (Mẹ Thượng Thiên, Mẹ Thượng Ngàn, Mẹ Thoại Phù), Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ Phủ, Ngũ Vị, Ông Hoàng Mười, Ông Hoàng Bơ Ông Hoàng Bảy.

Đền Trung Thiên Long Mẫu: thờ Trung Thiên Long Mẫu và thờ cha, con trai Cửa Sát, con gái Cửa Sứ (hai vị như Kim Đồng và Ngọc Nữ, tượng trưng cho âm dương luôn theo để che chở, bảo vệ cho mẹ cha) và biển Cửa Sứt, che chở cho Trung Thiên Long Mẫu).

Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ sắc phong cho xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên thờ Trung Thiên Long Mẫu thần, lập ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917). Bia đá chùa Hạ dựng năm Canh Tý (1948).

Khu đền Trung: thờ Khâm sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cân, người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, trấn giữ biển Đông. Đền còn thờ thần Sơn và thần nước vì Đền Trung nằm trên dãy Cấm Sơn, trước mặt là biển Đông, người dân vùng cửa biển cũng như tàu thuyền qua lại đều cầu phù hộ. và sự giúp đỡ của người dân địa phương.

Khu đền Thượng: bao gồm đền Thượng, đình Quan Châu, đền Quan Chánh, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng.

Đền Thượng: thờ Quốc Kiều Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn thờ Cửu Thiên Vũ Đế, Vũ Nữ Hưng Đạo Đại Vương, các thành viên trong gia đình và các tướng lĩnh.

* Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 – 1313)

Ông là anh hùng dân tộc, con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hiện nay, một số sắc phong cho Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng vẫn được lưu giữ tại đền khẳng định công lao của ông, cũng như lịch sử hình thành và tồn tại của đền Cửa Ông.

Ngoài thần tích, thần sắc, sắc phong ghi chép về Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, ở đền Cửa Ông còn có bia đá, biển gỗ, hoành phi, câu đối, qua đó xác định vị thần chính của đền là  Đại Vương Trần Quốc Tảng.

* Đồng thời, tại Đền Thượng còn là nơi thờ các nhân vật lịch sử như:

– Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Đại Vương sau khi giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược, trừ đại họa cho nước nên được nhân dân suy tôn. Sau khi mất, ông trở thành Thượng Tiên Cửu Thiên Võ Đế.

Tướng quân Phạm Ngũ Lão; Dã Tượng; Yết Kiêu; Nguyễn Khoái; Huyền Du; Cao Mang; Đỗ Hành; Hưng Vũ Vương Nghiễn, Hưng Trí Vương Hiền, Hưng Hiền Vương Uất; Trần Bình Trọng; Phạm Ngọ; Trần Thị Kiên; Trần Quang Triều; Trần Quốc Toản; Hà Đắc; Trương Hán Siêu; Lê Phụ Trần; Nguyễn Địa Lộ; Trần Khánh Dư; Đỗ Khắc Chung; Vi Hùng Thắng; Nguyễn Chế Nghĩa; Mẹ Thiên Thành (gốc Quốc Mẫu); Công chúa Quyên Thành (Vương Cô Đệ Nhất); Đại Hoàng công chúa; Thuận Thành (Bảo từ Hoàng hậu)

700 năm tuổi, tọa lạc trên ngọn đồi không quá cao, lấp ló dưới tán cây cổ thụ ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, Đền Cửa Ông mang vẻ đẹp hài hòa giữa núi và biển. Trước cổng chùa hướng ra vịnh Bái Tử Long, nơi có muôn vàn hòn đảo rực rỡ sắc màu nổi bật trên nền biển trong xanh. Chính vì vậy, ngôi chùa luôn được ca tụng về vị trí, thiên thời địa lợi, núi non hữu tình.

Là ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam với nhiều nét kiến trúc độc đáo: Dưới khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mây trời bao la, hùng vĩ, ngôi chùa không chỉ đẹp về tọa độ mà còn đẹp cả về kiến trúc. về nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Đền Cửa Ông Quảng Ninh có kiến trúc vô cùng độc đáo, huyền bí và hội tụ đủ các yếu tố phong thủy: tả long, hữu bạch hổ, tiền giang, hậu võ.

Vật liệu chính được sử dụng để xây dựng là: đá đúc, mái ngói đất nung, gạch Bát Tràng, gạch đất sét nung, vữa trộn mật… Kiến trúc trang trí chủ yếu dựa trên kinh điển: Long, Ly, Quy, Phượng.

Bên trong chùa sử dụng các loại gỗ bền, chắc, đẹp để tôn lên vẻ cổ kính như đinh, lim, cẩm lai, gụ. Bộ khung của ngôi nhà được xây dựng theo các kiểu: kèo, cầu, đường, cột… trên đó chạm trổ các bức phù điêu, bức bạt, câu đối… và các hoa văn được sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Ngôi đền được người dân Quảng Ninh tin tưởng và thờ cúng nhất: Đền được xây dựng để thờ vị công thần chính cùng thời với nhà Trần và Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng – một vị tướng tài của nhà Trần. Ông là con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, có công lớn trong việc đẩy lùi quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ 13 và bao vây vùng Đông Bắc Tổ quốc. Vì vậy, nét linh thiêng, hào hùng được lưu truyền bao đời nay và ngày nay được đông đảo nhân dân Quảng Ninh nói riêng và nhân dân khắp nơi nói chung tin tưởng, tham dự.

Tại ngôi chùa linh thiêng này, du khách thường đến để cầu tài lộc, may mắn và bình an. Cầu mong các vị thần ban phước cho nơi này với những điều tốt đẹp. Đặc biệt, trước các kỳ thi, các gia đình thường đến đây để cầu cho con em mình gặp nhiều may mắn, đỗ đạt.

Đền Cửa Ông không chỉ là nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn là nơi thờ đầy đủ gia quyến của tướng quân Trần Quốc Tuấn gồm Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) và 2 công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phụ Trần, Đỗ Khắc Trung, v.v.

Vì vậy, khi đi lễ tại Đền Cửa Ông, du khách sẽ đọc văn khấn Đức Thánh Trần, cụ thể văn khấn của du khách như sau:

–Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

-Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều.Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

-Hương tử con là: …………………..Ngụ tại: ……………….

-Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ….. Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Nếu bạn đã từng đến đền Cửa Ông thì sẽ biết đây là khu di tích có tuổi đời hơn 700 năm với kiến trúc độc đáo, cổ kính. Ngoài ra đền còn là không gian sinh hoạt cộng đồng, tâm linh được người dân địa phương vô cùng ưa thích. Hãy cùng MIA.vn khám phá những nét đặc sắc nhất nơi đây nhé.

Đền Cửa Ông là di tích cấp quốc gia đặc biệt nằm ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây vốn là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Trần Hưng Đạo), người có công lớn trong việc trấn giữ vùng Đông Bắc. Ngoài ra đền còn thờ nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần (Trần Quốc Tuấn, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu…) và cũng là địa điểm tổ chức lễ hội đền Cửa Ông hằng năm.

- Địa chỉ: Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh

Trước khi thờ Hưng Nhượng vương đền được gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”.

Xem thêm: Đảo Tuần Châu - Khám phá hòn ngọc chói sáng trên vịnh Hạ Long

Đền Cửa Ông nằm trên đồi khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ thành phố Hạ Long đi theo đường quốc lộ 18 về phía đông bắc khoảng 30km, tiếp tục rẽ phải vào khoảng 300 mét là tới đền Cửa Ông. Đây cũng là 1 trong 3 ngôi đền nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ninh, nơi núi non, rừng già và biển cả “gặp gỡ” được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vị trí đắc địa.

Cụ thể nếu di chuyển từ thủ đô Hà Nội bạn sẽ có 2 phương án sau đây:

- Xe khách: Bạn có thể đi theo tuyến Hà Nội – Cẩm Phả bằng xe khách với giá từ 80.000 - 300.000 đồng/chiều. Sau khi đến Cẩm Phả thì chúng ta tiếp tục thuê xe ôm hoặc taxi tới Đền Cửa Ông.

- Xe ô tô riêng hoặc xe máy (tổng quãng đường khoảng 200km): Từ trung tâm thủ độ bạn di chuyển theo đường Nguyễn Khoái, qua quốc lộ 1A tại Lĩnh Nam thì tiếp tục di chuyển lên quốc lộ 5B/đường Cao tốc 04, sau đó tiếp tục di chuyển lên quốc lộ 5B/đường Cao tốc 04 rồi men theo quốc lộ 10 và quốc lộ 18. Tới đường Lý Thường Kiệt - thành phố Cẩm Phả thì bạn chạy thẳng là đến đền.

Theo sử sách ghi chép lại thì đền Cửa Ông, Quảng Ninh đã được xây dựng và tồn tại hơn 700 năm, trải qua nhiều cuộc đại trùng tu trước khi xuất hiện với diện mạo như ngày nay. Khi dựng nên ngôi đền chỉ là một thảo am nhỏ, được làm từ tranh, tre, nứa... Tới khoảng năm 1907 – 1916 thì đền Cửa Ông được trùng tu tại. Năm 1916, khu di tích còn cho xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa.

Những năm sau này ghi nhận đền tiếp tục được tu bổ và tôn tạo. Năm 2014 quy hoạch tổng thể của khu di tích đã được phê duyệt lên tới 18,125ha. Sau này đền Trung được xây dựng và hoàn công vào năm 2017.

Ban đầu đền chỉ thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng, nhưng sau này khi dựng thêm các khu đền, chùa thì cho thờ tự thêm nhiều danh nhân. Có thể kể đến là:

- Đền Hạ: Gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu.

- Đền Trung: Thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần và Sơn thần, Thủy thần.

- Đền Thượng: Gồm đền Thượng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng.

- Đền Cặp Tiên: Thờ một vị tiểu thư - con gái Trần Quốc Tảng (còn gọi là “Cô bé Cửa Suốt”), quan Chánh, các vị nhân thần, Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.

Đền Cửa Ông Quảng Ninh được nhiều người dân địa phương tin tưởng, biết đến và thường xuyên đi lễ nhiều nhất. Nơi đây thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Dù đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng các truyền thuyết linh thiêng, hào hùng về ngôi đền vẫn được truyền tụng cho những thế hệ sau.

Đền Cửa Ông thường được mệnh danh là đền có kiến trúc đẹp nhất Quảng Ninh, vừa độc đáo, huyền bí vừa hội tụ đủ các linh vật phong thủy: Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu trước và hậu huyền vũ. Đền được dựng lên từ các loại vật liệu như đá đúc, gạch Bát Tràng, ngói mũi đất nung, vữa hồ pha mật... Kiến trúc thì được trang trí chủ yếu theo các điển tích về tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng... Bên trong đền Cửa Ông sử dụng các loại gỗ chắc chắn và bền bỉ với thời gian như lim, trắc, gụ... Khung nhà thì được khắc phù điêu, câu đối cùng các hoa văn sơn son, thếp vàng lộng lẫy.

Vì có lịch sử hàng trăm năm nên đền Cửa Ông vẫn chứa đựng và lưu giữ được trong mình nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, đóng góp lớn trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết cộng đồng và phát triển văn hóa tâm linh. Từ lâu nơi đây đã trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng và đời sống tâm linh của người bản địa. Bên cạnh chùa Yên Tử hay chùa Trình, chùa Hồ Thiên - Đông Triều thì đền Cửa Ông cũng là một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách không kém ở Quảng Ninh.

Từ thế kỷ XIX lễ hội đền Cửa Ông đã được biết đến là ngày hội có quy mô tổ chức lớn. Bạn có thể ghé thăm ngôi đền này vào 3 tháng đầu năm và trải nghiệm liên tiếp các sự kiện hấp dẫn như:

- Lễ hội Đền Cửa Ông chính: Diễn ra từ ngày 2/1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch.

- Lễ Cầu siêu, Lễ xin ở cửa Đền và dâng hương rước Đức Ông: Có 2 phần chính là phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng.

- Hội rước Đức Ông hồi cung an vị: Diễn ra tới hết tháng 3 âm lịch, vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều trò chơi dân gian như bịt mắt đánh trống, gẩy gậy, kéo co, tổ tôm điếm, nấu cơm, têm trầu...

Để tham quan cũng như tận hưởng chuyến hành trình khám phá đền Cửa Ông trọn vẹn bạn nên lựa chọn nơi ở cũng như nắm rõ một số lưu ý trước khi khởi hành.

Đền Cửa Ông Quảng Ninh luôn mở cửa chào đón người địa phương và  cả du khách trong ngoài nước tới tham quan, lễ bái. Dù là vào đêm giao thừa, đền vẫn mở cửa để mọi người tới thăm. Tuy nhiên thời điểm được mọi người đánh giá ghé tham quan thích hợp nhất chính là đầu năm mới vì lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu, ít mưa. Hơn nữa đây cũng là lúc diễn ra loạt các lễ hội đặc sắc như trên đã nêu.

Khu di tích đền Cửa Ông bao gồm cả đền và chùa nên nếu đi dâng hương đầy đủ các ban thì bạn nên sắm cả lễ chay, lễ mặn và lễ đồ sống. Đồ lễ chuẩn bị có thể chọn là: Lễ chay (hương, hoa, bánh kẹo, hoa quả, tiền vàng mã - đều mua theo số lẻ); lễ mặn dùng ở ban Công Đồng (gà, thịt lợn, giò, chả... nấu chín và bày biện cẩn thận); lễ đồ sống (muối, gạo, trứng sống và vàng mã).

Đi lễ chủ yếu là dựa vào lòng thành, hơn nữa lượng khách ghé đền Cửa Ông cũng khá đông nên chúng ta phải hạn chế đốt vàng mã. Chuẩn bị lễ dâng cũng không phải quá cầu kỳ để tránh lãng phí. Bạn không nên đặt tiền lẻ mà thay vào đó là bỏ tiền vào hòm công đức sẽ không ảnh hưởng mỹ quan.

- Ăn mặc trang trọng, kín đáo phù hợp với chốn linh thiêng.

- Đi đứng nhẹ nhàng, không nói chuyện quá lớn ảnh hưởng tới không khí trang nghiêm nơi đây.

- Không tùy ý đụng chạm tránh gây hư hại di tích.

Có thể nói đền Cửa Ông là chốn bình yên hàng đầu mà du khách, nhất là du khách đến tham quan vịnh Hạ Long, Quảng Ninh muốn ghé thăm một lần.