Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.
Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng tại Việt Nam trong quý I năm 2024 dao động ở mức 4,4%, tương đương khoảng 2,3 triệu người. Trong đó, tỷ lệ này tại khu vực thành thị là 3,9% và khu vực nông thôn là 4,7%. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng nằm trong nhóm tuổi từ 15-34, chiếm 49,0% cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động của nhóm tuổi này trong tổng lực lượng lao động.
Điều này cho thấy một phần lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động trẻ, chưa được khai thác hết khả năng. Việc tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của nhóm lao động trẻ là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế. Các biện pháp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm phù hợp, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giảm tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong tương lai.
Lực lượng lao động Việt Nam đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong bối cảnh phục hồi kinh tế với sự gia tăng số lượng lao động có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm đối tượng đặc biệt và sự chênh lệch về kỹ năng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến quý đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 52,4 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 trở lên, tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Con số này phản ánh sự gia tăng đáng kể của lực lượng lao động Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng trong việc thu hút đầu tư và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có đến 51,3 triệu người lao động có việc làm. Mặc dù con số này đã giảm nhẹ 0.25% so với quý trước, chủ yếu giảm ở khu vực nông thôn và ở nam giới tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao. Đặc biệt, số lao động có việc làm hiện nay đã quay trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19, phản ánh sự hồi phục và ổn định của thị trường lao động tại Việt Nam.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý I năm 2024 đạt 7,6 triệu đồng tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,33 lần so với lao động nữ và thu nhập bình quân tháng của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,42 lần so với khu vực nông thôn.
So với quý trước và cùng kỳ năm trước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận mức tăng thu nhập khá cao. Tại các tỉnh như Đồng Tháp, Bạc Liêu và Tiền Giang thu nhập bình quân tháng của lao động đạt từ 6,9 triệu đồng. Ngược lại, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập thấp nhất.
Đáng chú ý, thu nhập bình quân tháng của lao động Việt Nam tại cả ba khu vực kinh tế đều tăng. Khu vực dịch vụ ghi nhận mức tăng cao nhất với thu nhập bình quân tháng đạt 9,0 triệu đồng, tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng và cuối cùng là khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản với thu nhập trung bình 4,4 triệu đồng.
Mức tăng này phản ánh sự cải thiện đáng kể về thu nhập và đời sống của người lao động. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để tiếp tục nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động trong tất cả các khu vực và ngành nghề.
Điểm danh các công ty bất động sản khu công nghiệp
Lý do nên đầu tư Việt Nam hiện nay
Số người và tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam đã giảm xuống mức trước đại dịch. Trong quý I năm 2024, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động đạt khoảng 1,05 triệu người, giảm 10,3 nghìn người so với quý trước và tăng 5,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới mức 3% kể từ quý I năm 2022.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong quý I năm 2024 là 7,99%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên trong độ tuổi này không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo chiếm 11,0% tổng số thanh niên. Con số này giảm 51,5 nghìn người so với quý trước và giảm 125,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp không cao, nhưng vẫn là vấn đề cần được chú ý để đảm bảo ổn định xã hội và kinh tế. Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho thanh niên là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong quý I năm 2024 có sự biến động nhẹ so với quý trước, do thời điểm này trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thường tăng cường tuyển lao động thời vụ tạm thời hoặc tăng ca để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước dịp Tết. Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đạt khoảng 933 nghìn người chiếm 2,03%, tăng 26,4 nghìn người so với quý trước và tăng 47,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tại thời điểm đầu năm thường cao hơn các quý khác nhưng vẫn còn một phần không nhỏ lực lượng lao động Việt Nam chưa tìm được công việc ổn định hoặc không đủ việc làm để đáp ứng nhu cầu sống. Điều này cho thấy cần có các giải pháp hiệu quả hơn để tạo thêm việc làm, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Theo dự báo của HSBC, trong giai đoạn từ 2023 đến 2024, hầu hết các thị trường lao động trên toàn cầu sẽ chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong vòng 5 năm tới, dự kiến sẽ có khoảng 83 triệu việc làm bị giảm do sự thay đổi nhu cầu lao động trong một số ngành. Đồng thời sẽ có khoảng 69 triệu việc làm mới được tạo ra. Điều này dẫn đến một sụt giảm dự kiến 2% trên thị trường lao động toàn cầu, tương đương với khoảng 14 triệu việc làm.
Một trong những thách thức quan trọng là cơ cấu kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường lao động. Dự báo cho thấy sẽ có sự thiếu hụt lao động trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm chuyên môn. Ngược lại, vấn đề dư thừa lao động có thể xảy ra ở một số ngành công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trong các năm tiếp theo.
Nhìn chung, thực trạng nhu cầu lao động Việt Nam hiện nay phản ánh một hình ảnh phức tạp và đa chiều của thị trường lao động. Mặc dù đã sự hồi phục nhưng vẫn còn tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên và chênh lệch kỹ năng. Để thu hút đầu tư và đáp ứng nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và khuyến khích phát triển bền vững.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến quý 1/2024 tại Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,4 triệu người.
Tuy nhiên, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mới chỉ đạt 27,8%, hiện cả nước vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo, thấp hơn so với các nước phát triển. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Quan trọng hơn là cơ cấu về lực lượng lao động không cân đối, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động kỹ năng thấp hơn nên cần điều chỉnh trong thời gian tới.
Đào tạo vi mạch tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM
Phát biểu gần đây, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết mục tiêu đề ra tới đây là tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm phát triển kỹ năng lao động Việt, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
"Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất và được chấp nhận đưa chỉ tiêu lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ thành tiêu chí bắt buộc trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2021 - 2026 và trong từng năm. Nếu mỗi năm phấn đấu đẩy tỷ lệ này tăng bình quân 4% thì hết nhiệm kỳ này, chúng ta có được thị trường lao động với tỷ lệ "hợp chuẩn", đạt 40 - 45%, tương đương mặt bằng chung các nước phát triển", ông Dung thông tin.
Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt để phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nòng cốt Bộ LĐ-TB-XH lấy nguồn nhân lực từ hệ thống giáo dục đại học, đào tạo nghề chất lượng cao.