Nền Giáo Dục Phong Kiến

Nền Giáo Dục Phong Kiến

“Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu tục ngữ này phản ánh tinh thần hiếu học, kiên trì mà nền Giáo Dục Nho Giáo Phong Kiến Trung Quốc đề cao. Vậy, hệ thống giáo dục này đã vận hành như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến xã hội Trung Hoa suốt hàng ngàn năm? Hãy cùng TÀI LIỆU GIÁO DỤC tìm hiểu nhé! Bạn có thể tham khảo thêm về hệ thống giáo dục Anh Quốc wiki để so sánh sự khác biệt.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu tục ngữ này phản ánh tinh thần hiếu học, kiên trì mà nền Giáo Dục Nho Giáo Phong Kiến Trung Quốc đề cao. Vậy, hệ thống giáo dục này đã vận hành như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến xã hội Trung Hoa suốt hàng ngàn năm? Hãy cùng TÀI LIỆU GIÁO DỤC tìm hiểu nhé! Bạn có thể tham khảo thêm về hệ thống giáo dục Anh Quốc wiki để so sánh sự khác biệt.

Tương Lai của Giáo Dục Nho Giáo

Ngày nay, Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng đến văn hóa và tư tưởng của người dân Trung Quốc và các nước Đông Á. Việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của Nho giáo, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó là một bài toán đặt ra cho các nhà giáo dục hiện đại. Giáo sư Trần Văn Đức, một chuyên gia về Nho học, cho rằng: “Cần phải có cái nhìn khách quan, khoa học về Nho giáo, lọc bỏ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ, đồng thời phát huy những giá trị nhân văn, đạo đức để phục vụ cho sự phát triển của xã hội hiện đại.”

Ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Bộ Giáo Dục Úc để tham khảo một hệ thống giáo dục hiện đại. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc tuyển dụng giáo viên giáo dục đặc biệt, hãy truy cập vào liên kết này.

Tóm lại, giáo dục Nho giáo phong kiến Trung Quốc là một hệ thống phức tạp, có cả ưu điểm và hạn chế. Hiểu rõ về nó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Số Điện Thoại: 0372777779, hoặc đến địa chỉ: 233 Lê thanh Nghị, Hà Nội. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7.

Trường đại học almeria của Tây Ban Nha

Hệ thống giáo dục Tây Ban Nha được đánh giá như một hệ thống tiêu biểu cho nền giáo dục Châu Âu. Sự kết hợp giữa những trường đại học có từ thời trung cổ và các chương trình học hợp lý, thực dụng, nặng tính hướng nghiệp chính là nét điển hình của quốc gia này.

Chất lượng giảng dạy tại các trường đại học cao, đạt tiêu chuẩn Giáo dục chất lượng cao của Châu Âu (EHES) và ngày càng thu hút nhiều du học sinh nước ngoài đến học tập, thậm chí cả các du học sinh đến từ châu Âu (như Italia, Pháp....).  Hiện nay Tây Ban Nha là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới thu hút nhiều du học sinh từ  Châu Âu, châu Mỹ, chỉ đứng sau Anh (trên 36% là sinh viên đến từ các nước thuộc địa châu Mỹ, 31% từ châu Mỹ Latinh).

Giáo dục của Tây Ban Nha được chia thành các bậc chính: tiểu học dành cho HS từ 6 - 12 tuổi; trung học (bao gồm trung học bắt buộc) cho HS từ 12 - 18 tuổi và bậc ĐH, trên ĐH. Luật giáo dục sửa đổi của Tây Ban Nha năm 1990 quy định giáo dục phổ thông được phổ cập toàn quốc và miễn hoàn toàn học phí. Đối tượng HS tham gia học phổ cập được mở rộng đến 16 tuổi. Tôn giáo được giảng dạy trong tất cả các trường học nhưng trên tinh thần tự nguyện. Giáo dục nghệ thuật, ngôn ngữ được xếp riêng thành một hệ thống đặc biệt.

Ở cấp học THCS, HS Tây Ban Nha sẽ phải tham gia các khoá học bắt buộc bao gồm chương trình đào tạo nghề. Chương trình giáo dục bắt buộc kéo dài trong vòng 4 năm (12-16 tuổi). Những HS nào đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ cho phép họ có thể vào một trong 4 loại hình giáo dục chuyên sâu hoặc đào tạo nghề sau đó. Những HS không đạt yêu cầu sẽ được chứng nhận là đã tham gia chương trình phổ cập và có học những môn theo yêu cầu. Dựa trên kết quả này, các chương trình Bảo đảm xã hội được xây dựng, phục vụ cho những nhóm HS này thông qua các khoá đào tạo nghề cơ bản, các lớp học khác...

Chương trình học chính quy được tiếp tục sau khi HS hoàn thành bậc học phổ cập.

Cuối cấp học chính quy này, HS sẽ nhận được bằng dựa trên bảng điểm của mình. Để tiếp tục học lên ĐH, HS sẽ phải có bằng tốt nghiệp cấp học chính quy và tiếp tục qua được kỳ thi đầu vào của các trường ĐH.

Hệ thống ĐH của Tây Ban Nha đã có từ thời trung cổ nên nước này có nhiều trường có thâm niên và bề dày kinh nghiệm trong đào tạo. TBN có 77 trường đại học, 51 trường trong số đó là trường công. Trong số các trường ĐH kể trên, có những trường công tại TBN có hàng nghìn năm tuổi. Đáng kể nhất là trường Salamanca được xây dựng từ năm 1218. Trường được biết đến với số lượng tập thể giáo sư, tiến sỹ đầu ngành từ hơn 30 quốc gia trên thế giới về đây giảng dạy, nghiên cứu. Ngoài ra, những ai am hiểu nền giáo dục Châu Âu đều biết đến những tên quen thuộc như University of Barcelona, Complutense University, Technical University of Madrid, Autonomous University of Barcelona, và University of Salamaca.  Thế mạnh của các trường ĐH TBN là đào tạo ra đội ngũ nhân sự hung hậu và chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Khi đến TBN, bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước phong cách phục vụ vừa chuyên nghiệp, vừa thân thiện và dễ mễn của đội ngũ nhân viên tại các nhà hàng, khách sạn, từ bình dân đến cao cấp tại đây. Riêng trong lĩnh vực du lịch, chất lượng đào tạo của các trường ĐH TBN có thể sánh với bất cứ trường ĐH danh tiếng nào của Thụy Sỹ. Điều này giúp giải thích tại sao đất nước TBN chỉ với hơn 40 triệu người nhưng một năm lại đón hơn 600 triệu khách du lịch đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, các trường ĐH TBN cũng nổi tiếng toàn thế giới trong lĩnh vực kiến trúc. Đến TBN, du khách sững sờ trước những công trình kiến từ thế kỷ 10, 12 dường như không bị vết tích thời gian làm bào mòn và phá hủy. Kiến trúc TBN vẫn được ví và sánh ngang cùng Pháp từ trước đến nay. Bên cạnh đó,  với tính thực dụng và hướng nghiệp trong bối cảnh hiện đại và công nghiệp hiện tại, các trường TBN cũng mở rộng và phát triển việc đào tạo các lĩnh vực công nghệ thông tin (IT),  Kinh doanh, Thương mại, Y tế, ĐH TBN được chia thành nhiều bậc học:

Những học sinh đáng yêu của một trường tiểu học Tây Ban Nha

Bậc học 1- bậc ngắn hạn, có bản chất là đào tạo nghề nghiệp. Bậc học này cho phép SV được nhận bằng (diploma) sau khi hoàn thành chương trình học và có thể tiếp tục học lên cấp sau với những môn, ngành học tương ứng, có liên quan.

Bậc học 1- bậc ngắn hạn, có bản chất là đào tạo nghề nghiệp. Bậc học này cho phép SV được nhận bằng (diploma) sau khi hoàn thành chương trình học và có thể tiếp tục học lên cấp sau với những môn, ngành học tương ứng, có liên quan.

Bậc học 2 - dài hạn, mở rộng phần kiến thức theo hướng chuyên nghiệp. Bậc học này kéo dài trong 2 năm và SV sẽ được lấy bằng cử nhân danh dự.

Bậc học 3- lấy bằng tiến sĩ. Cấp học này dành cho những người đạt yêu cầu về những khoá học ở cấp học 3. Chương trình học này kéo dài tối thiểu 2 năm, bao gồm các khoá học, thảo luận... phục vụ cho các SV muốn chuyên sâu vào lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, công nghệ.

Tại Tây Ban Nha, các trường học có tính độc lập rất cao. Hầu hết đều có hệ thống môn riêng nhưng lại rất thống nhất trong một chỉnh thể các trường trong toàn quốc và chuẩn hoá với các chương trình học trên khắp thế giới. Tùy vào mỗi trường khác nhau sẽ có các môn học khác nhau, nhưng nhìn chung có các hình thức sau:

Môn chính: Môn bắt buộc trong tất cả các chương trình học, là môn để đánh giá học lực của SV. Các môn này chiếm tới 30% số môn trong cấp học đầu tiên và 25% số môn trong cấp học thứ 2.

Môn phổ cập: Do nhà trường thiết kế cho SV học - là những môn không thể thiếu trong quá trình học.

Môn lựa chọn: Các môn do trường đưa ra cho SV tự chọn. SV thích học môn nào, có thể đăng ký theo học môn đó.

Hoạt động khác: Chiếm tối thiểu 10% tín chỉ (1 tín chỉ học bằng 10 giờ lên lớp lý thuyết hoặc thực hành). SV có thể đăng ký môn học, hoạt động ngoại khoá... tuỳ ý, thậm chí là đăng ký môn học của các trường ĐH khác.

Cần lưu ý là các năm học ĐH ở Tây Ban Nha được chia thành 2 kỳ và bắt đầu từ cuối tháng 9 cho tới đầu tháng 6. Thời gian còn lại là 2 kỳ nghỉ lớn trong năm: nghỉ giáng sinh và nghỉ lễ phục sinh.

Rất nhiều sinh viên các nước chọn Tây Ban Nha làm điểm đến cho việc nghiên cứu và học tập sau đại học. Hầu hết các trường ĐH công và tư TBN đều đào tạo các khóa học sau đại học. Đầu vào các trường này tương đối dễ dàng. Bạn chỉ cần có bằng ĐH tại Việt Nam, tiếp tục học chuyên ngành mà bạn học tại đại học Việt Nam trong khóa thạc sỹ tại TBN.  Đối với sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ, bạn có thể xin vào học bất kỳ chuyên ngành nào trong khóa học thạc sỹ tại TBN trừ những khóa học chuyên ngành như kiến trúc, xây dựng, y khoa…. Bạn có cơ hội lựa chọn học sau đại học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha. Nếu học bằng tiếng Anh, bạn sẽ phải đóng học phí từ 2000-3000 euros/năm khi học tại trường công lập. Nếu học bằng tiếng Tây Ban Nha, bạn được miễn phí. Chỉ phải đóng một khoản phí hành chính nhỏ trước khi vào học.

Là nền giáo dục điển hình của Châu Âu, bằng cấp tại các trường ĐH  Tây Ban Nha được công nhận tại 23 quốc gia Châu Âu và rất nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn,…. Cơ hội việc làm rộng mở đối với tất cả các bạn sinh viên tốt nghiệp từ ĐH ra. Tại Việt Nam, ĐH Hà Nội là nơi đầu tiên được tiến hành đào tạo tiếng TBN cho sinh viên. Số lượng sinh viên ra trường sau hai khóa đào tạo tại trường đều có công việc 100% với thu nhập gấp 2-4,5 lần sinh viên tốt nghiệp tiếng Anh. Những nơi mà sinh viên tốt nghiệp ĐH khoa TBN có thể xin làm là văn phòng đối ngoại của các tập đoàn lớn, tổ chức phi chính phủ Châu Âu, Philipin, Singapore… nơi rất nhiều nhà đầu tư Châu Âu, Châu Mỹ đang đầu tư và thịnh vượng. Sắp tới, Việt Nam và TBN đang xúc tiến một số dự án về lĩnh vực du lịch, năng lượng, công nghệ… và điều này hứa hẹn những cơ hội việc làm tốt cho những sinh viên học tập từ TBN trở về.

Cách nói “nền giáo dục thiên đường” hoàn toàn không là một sự ví von quá khoa trương hay không tưởng bởi lẽ nền giáo dục Phần Lan có những ưu điểm rất đỗi tuyệt vời, khiến đa số mọi người chứ không riêng gì các nhà làm giáo dục mơ ước.

Ở Phần Lan, giáo dục ở mọi cấp độ hoàn toàn miễn phí cho người dân và sinh viên nước ngoài, nghề giáo đứng đầu trong số những nghề nghiệp được mọi người khao khát theo đuổi nhất.

Về phương diện cơ sở vật chất, các trường học được trang bị rất đầy đủ và hiện đại. Về phương thức giáo dục, nhà trường được sự ủng hộ tuyệt đối của chính phủ, các đảng phái chính trị luôn có sự đồng thuận và nhất trí trong các phương hướng cải cách giáo dục.

Trên thực tế, những ưu điểm này có thể được kiểm chứng bằng sự thật là các sinh viên Phần Lan luôn đạt điểm tốp đầu ở môn toán, khoa học và đọc hiểu trong khảo sát PISA (Chương trình đánh giá năng lực học sinh quốc tế) và việc các bảng đánh giá giáo dục toàn cầu khác.

Bà Anita Lehikoinen, bộ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và văn hóa, kể với nhóm nhà báo chúng tôi rằng ngày xưa Phần Lan là quốc gia rất nghèo, thiệt hại nặng nề trong chiến tranh. Những năm 1960, Phần Lan cố gắng thoát nghèo bằng cách đầu tư mạnh cho giáo dục.

Hiện nay Phần Lan là một trong những nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Bắc Âu nói riêng và châu Âu nói chung. Trong năm 2014, GDP ước tính là 276 tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người là 50.450 USD.

Theo bà Anita Lehikoinen, một nghiên cứu thực tế cho thấy ¾ dân số Phần Lan tin tưởng rằng một hệ thống giáo dục toàn diện tạo ra nền tảng của sự thịnh vượng.

Ngày đầu tiên đoàn chúng tôi đến thăm Trường Viikki Teaching Training School ở thủ đô Helsinki. Ngôi trường này có khoảng 890 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 9. Phần Lan rất chú trọng đầu tư vào giáo dục, khoảng 6-7% GDP cho giáo dục. Do đó không có gì lạ khi các cơ sở vật chất trường học ở Phần Lan rất tốt và hiện đại.

Lúc chúng tôi đến, các em học sinh của trường đang tụ tập về hội trường để nghe và tìm hiểu về ban nhạc Rolling Stones. Cô Tea Vuorinen, giáo viên dạy lớp 7 của trường, cho biết thường mỗi buổi sáng các học sinh dành 30 phút ở hội trường để nghe và tìm hiểu về các chủ đề nghệ thuật như phim, ảnh, âm nhạc.

Trường Viikki rất hiện đại, sạch sẽ và sáng sủa. Các sản phẩm nghệ thuật của học sinh như các bức tranh vẽ siêu anh hùng được dán đầy khắp nơi trên tường ở khắp tòa nhà. Các mô hình chim thú được đặt trong các tủ kính, trưng bày ở các hành lang. Trong thư viện có những bức tượng của những đại thi hào, sách vở nhiều thể loại được sắp xếp ngăn nắp.

Trong các phòng học và dọc hành lang có những tủ và móc áo để học sinh treo áo khoác và cặp táp. Mỗi lớp học ở Trường Viikki Teaching Training School rất thưa học sinh, chỉ khoảng 20 học sinh. Học sinh ở một số lớp sử dụng iPad trong lớp học nhưng một số lớp khác thì không.

Giáo viên luôn theo sát hỗ trợ và dạy bảo học sinh. Khi chúng tôi bày tỏ ý định chụp hình lớp học và các em học sinh, một cô giáo tại Trường Viikki rất thoải mái cho phép nhưng đồng thời nhắc khẽ chúng tôi rằng tránh chụp hình một em học sinh mặc áo khoác màu xanh ngồi góc lớp. Sau đó chúng tôi mới biết cậu học sinh này bị mắc chứng tự kỷ và nhận được sự chăm sóc đặc biệt.

Bữa trưa, học sinh tiểu học và trung học hoặc trường nghề sẽ được cung cấp một bữa ăn miễn phí và bổ dưỡng bao gồm xà lách, khoai tây, sữa và bánh mì. Ở Trường Viikki Teaching Training School, sau khi ăn trưa các em tự động xếp hàng lấy thức ăn rồi ngồi ngăn nắp trên các bàn ăn sạch sẽ.

Tôi tình cờ thấy một hình ảnh rất ấn tượng, có một cậu bé tầm lớp 1 hoặc lớp 2, sau khi ăn xong thì tự động đổ thức ăn thừa vào sọt rác dành riêng, rồi sau đó đưa khay thức ăn đã dùng cho một nhân viên phụ trách rửa chén.

Có một câu ngạn ngữ cổ nói về người Phần Lan như sau: “Phần Lan là một gã khổng lồ nhìn người bằng cặp mắt ngây thơ”. Câu nói này hàm ý người Phần Lan có văn hóa tin người và họ cũng áp dụng văn hóa này vào trong hệ thống giáo dục của mình.

Nhà trường không áp đặt thành tích điểm số, xếp loại hay thi đua khen thưởng lên giáo viên và học sinh. Mục tiêu tối thượng của họ là làm cho học sinh cảm thấy vui, hạnh phúc và tự tin khi các em thành công cũng như khi các em thất bại.

Bà Petra Packalen, cán bộ Hội đồng giáo dục quốc gia Phần Lan, nói với nhóm nhà báo chúng tôi rằng sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Phần Lan và các nước phương Tây khác chính là trong khi hệ thống giáo dục phương Tây dựa vào “việc đánh giá kết quả bằng cách kiểm tra” thì hệ thống giáo dục Phần Lan dựa vào “văn hóa đặt niềm tin vào chuyên môn của nhà giáo và hiệu trưởng trong việc phán đoán cái gì là tốt nhất cho học sinh”.

Giáo viên được tự do thể hiện giáo trình. Họ tự quyết định phương pháp giảng dạy và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu phù hợp. Quy định thanh tra trường học được bãi bỏ vào năm 1990 và cũng không có đánh giá nội bộ giáo viên. Ngoài ra, hệ thống giáo dục Phần Lan chính là ít có sự đánh giá và hoàn toàn không có sự cạnh tranh. Cụ thể là không có đánh giá kết quả quốc gia hằng năm, chỉ có đánh giá trúng tuyển vào đại học và đánh giá các môn học chỉ diễn ra mỗi vài năm.

* Trích sách Giáo dục Việt Nam và Phần Lan xuất bản năm 2015 của tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung.

Hiệu trưởng Trường Oulu, Phần Lan: Giáo viên có quyền trong lớp, hiệu trường không phải là cảnh sát

Tôi có thể đến lớp để xem giáo viên dạy như thế nào nếu cha mẹ học sinh không hài lòng nhưng tôi sẽ không phán xét gì cả, tôi tin tưởng vào giáo viên của tôi. Ngoài ra tôi không bao giờ hành xử như một người cảnh sát, không bao giờ. Giáo viên ở Phần Lan có quyền tự do rất cao trong cách họ dạy trên lớp của mình. Họ được tự chủ trong lớp học.

Trong mỗi bản thân, cô giáo hay thầy giáo đều biết được phải dạy như thế nào. Mọi người phải khác nhau, không người nào giống người nào nhưng chúng tôi có cùng luật lệ và trách nhiệm. Một giáo viên phải theo sát hệ thống, kế hoạch. Anh ấy hay cô ấy có thể sử dụng sách giáo khoa và cũng có thể không.

Tôi không can thiệp vào. Đó là một đặc điểm trong hệ thống giáo dục của Phần Lan, giáo viên có toàn quyền trong lớp của họ. Những gì họ dạy vẫn nằm trong chương trình nhưng giáo viên có thể quyết định cách mình truyền đạt.

Xếp hạng giáo dục và các chỉ số liên quan; Vốn con người - Chỉ số sáng tạo toàn cầu 2013 (nguồn trường kinh doanh INSEED); Giáo dục đại học và đào tạo - Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2014-2015 (Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF); Giáo dục tiểu học – Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2014-2015 (Nguồn: WEF); Chỉ số sẵn sàng kết nối 2013 (Nguồn: INSEED và WEF); Nguồn nhân lực (Đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo 2014)

Nguồn dữ liệu lấy từ Bộ Giáo dục và văn hóa Phần Lan

Nepal là một trong những nước sở hữu hệ thống giáo dục trẻ nhất trên thế giới. Cho đến những năm gần đây, Nepal vẫn áp dụng hệ thống giáo dục ba tầng, được mô phỏng theo hệ thống giáo dục truyền thống của Ấn Độ, tức là học sinh sẽ trải qua 10 năm cho giáo dục học đường, 4 năm cho giáo dục đại học và 2 năm cho chương trình thạc sĩ.

Giáo dục ở Nepal không ngừng cải thiện trong suốt thế kỷ XX. Năm 1951, Nepal chỉ có 9.000 học sinh tiểu học, 1.700 học sinh trung học và khoảng 100 người theo học tại 2 trường đại học. Thiếu trường đại học nên giáo dục người lớn chỉ chiếm 5%.

Từ năm 1971 - năm 2001, số lượng học sinh tiểu học tăng từ 400.000 lên 3,9 triệu, trung học tăng từ 120.000 lên 1,5 triệu học sinh và sau trung học tăng từ 17.000 lên 210.000 em. Tỷ lệ biết chữ được cải thiện rất nhiều, từ 23% năm 1981 lên 54% năm 2001.

Tại Nepal, người được đi học không đồng đều giữa các nhóm thu nhập và giới, do nghèo đói và thiếu tài nguyên về giáo dục. Tính đến năm 2006, 76% người Terai, 62% người Hồi giáo và 45% dân tộc Hill đã không đến trường.

Người Dalits có tỷ lệ thấp nhất trong số những khu vực có những người theo đạo Hồi hoàn thành chương trình tiểu học. Tỷ lệ nhập học quốc gia cho nữ trong độ tuổi từ sáu đến mười là 67%, so với 78% đối với nam.

Trong các gia đình không coi trọng giáo dục cho con gái, bản thân các cô gái không muốn đi học vì họ có thể không hiểu phương ngữ ở đó, không có nhà vệ sinh riêng để sử dụng.

Hệ thống giáo dục Nepal có chất lượng kém, đặc biệt là ở các trường công lập. Các nghiên cứu cho thấy, hầu như không có bất kỳ động thái học tập và giảng dạy nào diễn ra tại các trường công ở nông thôn. Có rất ít bài kiểm tra và không có sự giúp đỡ cho những học sinh đang gặp khó khăn.

Nepal thiếu kinh phí cho không gian và các công cụ phục vụ nhu cầu học tập như thư viện, thiết bị khoa học, lớp học thêm, phòng thí nghiệm, công việc nghiên cứu...

Nepal chỉ dành 16% ngân sách quốc gia cho giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho đại học trong ngân sách giáo dục là 6% trong năm 2004, đây là một trong những mức thấp nhất trên thế giới.

Gia đình ở các làng Tây Tạng đã gửi con cái của họ đi học để có được nền giáo dục tốt hơn. Thực tế, các nhà giáo dục Nepal cũng đã vất vả với các gia đình trongnhững ngôi làng Tây Tạng xa xôi mới có thể thuyết phục họ gửi con đến những nơi có nền giáo dục tốt hơn.

Ước tính mỗi năm có khoảng 1% dân số Nepal nung nấu quyết tâm rời khỏi đất nước để đến với những nền giáo dục khác. Đây là một đòn nặng nề cho giáo dục Nepal.

Dẫu vậy, giáo dục Nepal vẫn còn ấp ủ nhiều hy vọng. Bất chấp các cuộc đấu tranh hiện tại gây khó khăn cho giáo dục, UNESCO cho rằng họ có nhiều cách để khắc phục tình trạng này.

Các chính sách khác nhau đã giúp các quốc gia đa dạng như Nepal và Nigeria có thêm trẻ em đến trường. Các tổ chức như Đối tác toàn cầu về giáo dục và Vươn ra châu Á (ROTA) đang gây quỹ để hỗ trợ các dự án giáo dục ở Nepal và một số quốc gia khác.

Hiệp hội Đối tác Giáo dục toàn cầu sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, nơi các chính phủ sẽ cam kết tài trợ cho giáo dục. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đang tìm kiếm 3,5 tỷ đô la cam kết giáo dục. ROTA gây quỹ để hỗ trợ các dự án giáo dục ở Nepal, Yemen, Lebanon, Palestine và Pakistan.

Tại Nepal, 50.000 trẻ em sẽ được hưởng lợi từ dự án ROTA, nhằm mục đích nâng cao chất lượng của các tài nguyên và cơ sở giáo dục. Dự án ROTA đang triển khai tập trung vào các cộng đồng nông thôn, cũng như đào tạo giáo dục, nhấn mạnh việc trao quyền cho thanh niên Nepal.

Giám đốc điều hành của ROTA, Essa Al Manaai, tuyên bố:“Mục đích của chúng tôi là bảo đảm một tương lai tốt hơn và mang lại hy vọng cho những đứa trẻ dễ bị tổn thương để chúng có thể nhận được hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục.

Cùng với các tình nguyện viên và các đối tác đáng quý của chúng tôi, ROTA sẽ một lần nữa tạo ra sự khác biệt cho các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả các quốc gia”.