Nền Kinh Tế Của Singapore 2024

Nền Kinh Tế Của Singapore 2024

Nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm và đạt 100 tỷ đô la Singapore (73 tỷ USD), theo dữ liệu mới của chính phủ công bố cuối tuần trước. Thước đo chính thức đầu tiên về quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số được biên soạn bởi Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm của Singapore cùng với Trường Chính sách Công Lee Kuan Yew tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

Nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm và đạt 100 tỷ đô la Singapore (73 tỷ USD), theo dữ liệu mới của chính phủ công bố cuối tuần trước. Thước đo chính thức đầu tiên về quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số được biên soạn bởi Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm của Singapore cùng với Trường Chính sách Công Lee Kuan Yew tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

QUÁ TRÌNH SỐ HÓA CỦA SINGAPORE ĐANG PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG

Theo báo cáo, nền kinh tế kỹ thuật số Singapore vào GDP tăng lên 106 tỷ đô la Singapore (77,5 tỷ USD) năm 2022, từ mức 58 tỷ đô la Singapore năm 2017.

Báo cáo tính toán nền kinh tế số dựa trên hai thành phần. Đầu tiên là giá trị gia tăng hoặc đóng góp kinh tế của lĩnh vực thông tin và truyền thông (I&C), bao gồm các dịch vụ kỹ thuật số thường gắn liền với ngành công nghệ như viễn thông, máy tính và phần mềm. Thứ hai là giá trị gia tăng mà các ngành phi kỹ thuật số có được từ việc áp dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật số.

Những thành tựu này là kết quả từ sự nỗ lực thu hút các công ty công nghệ toàn cầu và nhân tài từ nước ngoài, đồng thời nâng cao trình độ công nghệ trong dân số già của Singapore. Chính phủ cũng đã cam kết đầu tư 25 tỷ đô la Singapore vào nghiên cứu và phát triển cho đến năm 2025.

Giám đốc điều hành IMDA Lew Chuen Hong lưu ý rằng số hóa là “cực kỳ quan trọng” đối với đất nước vì nó mang lại khả năng tiếp cận người tiêu dùng và thị trường trên toàn thế giới. Lew nói: “Điều đó cho phép một quốc gia nhỏ như Singapore vượt qua hạn chế về mọi mặt ”.

Báo cáo cho biết, mặc dù không có tiêu chuẩn quốc tế nào được thống nhất về cách xác định và đo lường nền kinh tế kỹ thuật số, nhưng nền kinh tế này đóng góp 16,7% GDP của Singapore vào năm 2020, cao hơn một chút so với Estonia, Thụy Điển và Vương quốc Anh ở mức lần lượt là 16,6%, 15% và 16,1%, dựa trên phương pháp riêng và dữ liệu có sẵn.

Báo cáo đầu tiên đã xem xét giá trị gia tăng từ các khoản đầu tư vào vốn kỹ thuật số, bao gồm phần cứng như máy tính và thiết bị CNTT, cũng như phần mềm, trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng như trên toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế.

Dẫn đầu mức tăng trưởng là lĩnh vực thông tin và truyền thông, chiếm khoảng 1/3 nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước, tương đương 5,4% tổng GDP. Số hóa trong phần còn lại của nền kinh tế, bao gồm tài chính và bảo hiểm, thương mại bán buôn và sản xuất, chiếm 11,9% GDP.

NHIỀU DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ HƠN

IMDA cho biết trong báo cáo: “Sự mở rộng của nền kinh tế kỹ thuật số xuất phát từ việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ kỹ thuật số ngày càng tăng, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhân lực công nghệ”. Tỷ lệ áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp đã tăng từ 74% năm 2018 lên 94% vào năm 2022, theo khảo sát hàng năm của IMDA .

Sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số đã thúc đẩy nhu cầu về các chuyên gia công nghệ lành nghề tại Singapore. Mức lương trung bình hàng tháng trong lĩnh vực công nghệ, nơi sử dụng hơn 200.000 công nhân, là 7.376 đô la Singapore cho các chuyên gia địa phương, cao hơn mức lương trung bình chung là 4.500 đô la Singapore cho người dân.

Báo cáo cho biết: “Bất chấp tình trạng sa thải nhân viên trong lĩnh vực công nghệ gần đây, nhu cầu về việc làm công nghệ có thể vẫn ổn định khi quá trình số hóa nền kinh tế ngày càng sâu sắc”.

“Nhìn chung, nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore đang phát triển mạnh mẽ và triển vọng dài hạn vẫn tích cực. Chính phủ Singapore tiếp tục cam kết phát triển nền kinh tế kỹ thuật số cạnh tranh và bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng công nghệ”, IMDA cho biết.

Phó Thủ tướng Lawrence Wong cho biết trong đề xuất ngân sách năm 2022 rằng chính phủ sẽ đầu tư 200 triệu đô la Singapore trong vài năm tới vào các dự án xây dựng năng lực kỹ thuật số trong doanh nghiệp và người lao động.

Ngay cả khi đất nước này tiếp tục chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng đáng kể trong nền kinh tế kỹ thuật số, báo cáo vẫn cảnh báo rằng không gian công nghệ là “một khu vực chuyển động nhanh” và “có nhiều đối thủ cạnh tranh, đe dọa vị thế trung tâm công nghệ của Singapore”.

Báo cáo Kinh tế kỹ thuật số Singapore do IMDA công bố ngày 6/10 cho thấy, nền kinh tế kĩ thuật số của nước này đã tăng gần gấp đôi giá trị, với đóng góp kinh tế tăng từ 58 tỷ đô la Singapore (43 tỷ USD) lên 106 tỷ đô la Singapore (78 tỷ USD) chỉ trong 5 năm.

Báo cáo cho biết, lĩnh vực vi mạch bán dẫn là một trong những động lực chính của nền kinh tế nước này, đóng góp 33 tỷ đô la Singapore (24 tỷ USD) hay 5,4% tổng GDP vào năm 2022.

Cũng theo báo cáo, quá trình số hóa trên toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế cũng đang tiến triển với tốc độ mạnh mẽ, chiếm 73 tỷ đô la Singapore (54 tỷ USD) trong GDP.

Nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển cũng tạo ra nhu cầu mạnh mẽ đối với các chuyên gia công nghệ ở Singapore. Số lượng việc làm trong lĩnh vực công nghệ đã tăng từ khoảng 160.000 lên hơn 200.000 trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2022, chiếm 5,2% tổng số việc làm.

Theo báo cáo, các chuyên gia công nghệ nhận được mức thu nhập khá cạnh tranh, với mức lương trung bình hàng tháng là 7.376 đô la Singapore (5.400 USD), so với mức lương trung bình của người dân là 4.500 đô la Singapore (3.300 USD).

Sự phát thải khí CO2 đến mức báo động trên thế giới và việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên hóa thạch đang trở thành vấn đề trọng tâm tại nhiều diễn đàn về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Yếu tố quan trọng để giảm phát thải CO2

“Hiệu ứng nhà kính” làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu là cụm từ được nhắc đến từ rất nhiều năm qua. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là sự phát thải khí CO2 lớn. Năm 2013, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) báo cáo rằng, mức CO2 trong bầu khí quyển đạt tới mức 400 ppm. Đến năm 2015, Cơ quan Khí tượng học của Anh đã tuyên bố rằng, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 10C so với con số ở thời kỳ tiền công nghiệp. Một số báo cáo cho biết, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không nên vượt quá 200C vì nó “vượt ngưỡng an toàn” và sẽ gây ra sự nguy hiểm đối với trái đất. Do đó, mức CO2 gia tăng trong khí quyển sẽ gây thảm họa đối với cuộc sống của toàn thể nhân loại.

Sử dụng năng lượng tái tạo từ những nguồn vô tận như gió, năng lượng mặt trời, sóng biển, địa nhiệt… trở thành “chìa khóa” để giảm phát thải CO2 trên toàn thế giới. Báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy, khi nhiệt độ tăng ở mức 1,50C, lượng khí thải CO2 do con người gây ra trên toàn cầu phải giảm khoảng 45% vào năm 2030 và đạt mức “0” vào giữa thế kỷ này. Trong khi đó, năng lượng tái tạo cần chiếm ít nhất 70% sản lượng điện vào năm 2050 so với mức 25% như hiện nay.

Mới đây nhất, tại Hội nghị thường niên của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 24) vừa diễn ra trong 2 tuần đầu của tháng 12/2018, vấn đề giảm thiểu phát thải khí CO2 bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đã được đề cập kỹ lưỡng. Cùng với các chính phủ, các doanh nghiệp hàng đầu cũng đang theo đuổi các dự án quy mô lớn nhằm giảm lượng khí thải CO2.

Đồng hành cùng phát triển bền vững

Theo bà Pamela Phua - Tổng Giám đốc AkzoNobel Việt Nam - doanh nghiệp về sơn và chất phủ, sử dụng năng lượng tái tạo để phát triển bền vững là ưu tiên của Tập đoàn trong những năm tới. “Danh mục năng lượng của chúng tôi hiện bao gồm 40% năng lượng tái tạo, nhiều hơn so với hầu hết các công ty sử dụng nhiều năng lượng tương tự. Nhưng tham vọng của chúng tôi không dừng lại ở đó - đến năm 2050, chúng tôi đặt mục tiêu trung hòa khí các bon và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào hoạt động kinh doanh sản xuất.”

Trang trại điện gió Bouwdokken (Hà Lan) cung cấp nguồn năng lượng sạch

cho liên doanh 4 Công ty AkzoNobel, DSM, Google và Philips từ cuối năm 2016

Để hiện thực hóa điều này, doanh nghiệp đã tiến hành làm việc với các đối tác để tạo ra năng lượng tái tạo và giảm lượng khí thải, thực hiện chiến lược năng lượng rõ ràng để giảm lượng khí thải, quản lý chi phí, hạn chế rủi ro của công ty và phát triển kinh doanh. Từ cuối năm 2016, AkzoNobel, DSM, Google và Philips đã bắt đầu nhận được điện từ trang trại gió Bouwdokken ở Hà Lan - một mốc son đánh dấu thành công của mô hình liên doanh thu mua năng lượng xanh mà các công ty này cùng nhau thành lập. Tất cả 4 công ty tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể ở Hà Lan và bằng cách hợp tác với nhau, họ đang đóng góp đáng kể vào hiện thực hóa mục tiêu năng lượng tái tạo của Hà Lan là 14% vào năm 2020.

Tại Hội nghị COP24, bà Pamela Phua - Tổng giám đốc AkzoNobel Việt Nam đã chia sẻ về các giải pháp cải tiến về sơn và chất phủ có khả năng cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường ở Ấn Độ, nơi có 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới (theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới); hoặc đối với các tòa nhà lãng phí quá nhiều năng lượng ở Trung Quốc, AkzoNobel cung cấp hệ thống tấm trang trí cách nhiệt giúp ngăn chặn sự thoát nhiệt vào mùa đông và công nghệ KeepCool với khả năng phản xạ ánh nắng mặt trời giúp giảm nhiệt độ tối ưu cho các tòa nhà. Những giải pháp này giúp duy trì nhiệt độ thích hợp trong các tòa nhà và đóng góp rất lớn vào việc sử dụng hiệu quả năng lượng của quốc gia.

Theo các chuyên gia năng lượng, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai. Việc các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu chú trọng đến lĩnh vực này sẽ trở thành một yếu tố quan trọng cho quá trình kìm hãm sự phát thải khí CO2, tạo tiền đề cho phát triển bền vững.