Ngành Điều Dưỡng Làm Gì

Ngành Điều Dưỡng Làm Gì

Đi đôi với nhu cầu về kinh tế là nhu cầu về cải thiện sức khỏe của con người, Điều dưỡng chính là một trong những ngành quan trọng trong khối ngành Sức khỏe, có vai trò lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khoảng 2 năm trở lại đây thí sinh có xu hướng “dịch chuyển” ưu tiên các ngành học thuộc khối sức khỏe, trong đó ngành Điều dưỡng. Vậy “Ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì?” Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.

Đi đôi với nhu cầu về kinh tế là nhu cầu về cải thiện sức khỏe của con người, Điều dưỡng chính là một trong những ngành quan trọng trong khối ngành Sức khỏe, có vai trò lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khoảng 2 năm trở lại đây thí sinh có xu hướng “dịch chuyển” ưu tiên các ngành học thuộc khối sức khỏe, trong đó ngành Điều dưỡng. Vậy “Ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì?” Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.

Sinh viên ngành Điều dưỡng học gì tại Đại học Đại Nam?

Ngành Điều dưỡng trường Đại học Đại Nam phát triển theo hướng từng bước đạt chuẩn khu vực ASEAN và tiếp cận với chuẩn quốc tế vào năm 2025. Sinh viên tốt nghiệp đảm bảo đạt được chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên được “cầm tay, chỉ việc” học từ đơn giản đến phức tạp, có khả năng thực hiện thành thạo 55 kỹ năng Điều dưỡng cơ bản lâm sàng.

Sinh viên Điều dưỡng Đại học Đại Nam được hòa nhập môi trường quốc tế.

Các môn học sinh viên được trang bị là các kiến thức về Điều dưỡng cơ sở, sức khỏe - môi trường nâng cao sức khỏe, dược lý điều dưỡng, quản lý điều dưỡng, tổ chức quản lý y tế, sinh lý bệnh miễn dịch, tâm lý học y đức, kiểm soát nhiễm khuẩn, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, điều dưỡng nội khoa, ngoại khoa, điều dưỡng tâm thần, hồi sức cấp cứu…

Năng lực sinh viên nhận được sau từng năm học cụ thể như sau:

Năm thứ nhất: Tập trung học các môn khoa học cơ bản xen lẫn với các môn y học cơ sở như sinh học, giải phẫu… và môn nền tảng của khoa học điều dưỡng là Điều dưỡng cơ bản.

Năm thứ hai: Sinh viên hoàn thiện thêm kiến thức, kỹ năng với các y học cơ sở như vi sinh như mô học, sinh lý, hóa sinh… để làm căn cứ học các môn chuyên ngành điều dưỡng. Đồng thời sinh viên được học tập các kỹ năng điều dưỡng cơ bản tại phòng Skillslab theo nhóm nhỏ và trên các mô hình. Sinh viên học Tiếng Anh để đạt chuẩn đầu ra TOEIC từ 400 điểm.

Một góc nhỏ trong bệnh viện thực hành của khoa Điều dưỡng Đại học Đại Nam.

Năm thứ ba: Sinh viên thực tập tại các bệnh viện tại Hà Nội về các kỹ năng Điều dưỡng Nội khoa, điều dưỡng Ngoại khoa, điều dưỡng Nhi khoa, điều dưỡng Sản phụ khoa, Hồi sức cấp cứu, Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Năm thứ tư: Tiếp tục học và thực tập tại bệnh viện các kỹ năng Điều dưỡng Tâm thần, điều dưỡng Phục hồi chức năng, điều dưỡng Truyền nhiễm, điều dưỡng Cộng đồng, điều dưỡng Lão khoa, điều dưỡng Y học cổ truyền, Quản lý điều dưỡng và Thực tập tốt nghiệp.

Ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?

Hiện nay Việt Nam có hơn 140.000 điều dưỡng/hộ sinh, đạt tỷ lệ 11,4 điều dưỡng/10.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình trên thế giới. Để tiến tới mục tiêu 25 điều dưỡng/10.000 dân vào năm 2025, đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc y tế của người dân, Việt Nam cần thêm hơn 320.000 điều dưỡng/hộ sinh.

Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, nhu cầu người già cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày gia tăng nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Số lượng điều dưỡng còn thiếu dẫn tới tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế, không đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc của người bệnh, cho nên nhu cầu tuyển điều dưỡng ở Việt Nam và trên thế giới vô cùng lớn.

Sinh viên ngành Điều dưỡng ra trường làm việc tại các chuyên khoa trong hệ thống 13.547 cơ sở y tế bao gồm: các bệnh viện lớn, nhỏ, các bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện, các phòng khám lớn nhỏ, viện nghiên cứu, trường điều dưỡng, trung tâm điều dưỡng, trạm y tế, các bộ phận y tế trong các trường học và doanh nghiệp và các cơ sở y tế tư nhân có tư cách pháp nhân; Điều dưỡng trưởng Khoa, Phòng và Bệnh viện; Giảng viên tại các cơ sở đào tạo Điều dưỡng; Học Thạc sỹ, Tiến sỹ Điều dưỡng để giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật Bản với visa vĩnh trú tại các hệ thống bệnh viện dưỡng lão của Nhật Bản - đơn vị đối tác quốc tế của trường.

Ngành điều dưỡng tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, ngành điều dưỡng được biết với tên gọi Nursing. Điều dưỡng viên được gọi giống như cách gọi y tá trong tiếng Anh là nurse.

Giá trị bằng cấp của ngành Điều dưỡng Đại học Đại Nam

Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Đại Nam sẽ được cấp bằng Cử nhân điều dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được công nhận trên toàn quốc.

04 cách để trở thành sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 250 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Điều dưỡng (mã ngành: 7720301) theo 4 phương thức xét tuyển. Cụ thể:

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 19.5 điểm, học lực năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

Điều dưỡng là một trong những ngành chăm sóc sức khỏe cộng đồng nằm trong hệ thống y tế. Vậy cử nhân Điều dưỡng là gì, cơ hội việc làm ra sao và học ngành này ở trường nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Điều dưỡng là việc điều trị và chăm sóc sức khỏe trong thời gian dài nhằm đem lại hiệu quả hồi phục tốt nhất. Điều dưỡng không chỉ đơn thuần là điều trị sức khỏe thể chất mà hiện nay việc điều dưỡng sức khỏe tinh thần cũng đang rất phổ biến, được nhiều người chú trọng. Cử nhân Điều dưỡng tức là những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Điều dưỡng hệ Đại học (4 năm học) hoặc hệ Cao đẳng (3 năm học).

Cử nhân Điều dưỡng là người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Điều dưỡng hệ Đại học hoặc hệ Cao đẳng

Khi học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức đầy đủ về các chức năng cơ thể người, kiến thức về bệnh tật và phương pháp để điều trị hiệu quả các loại bệnh đó. Ngoài việc trang bị lý thuyết, các sinh viên còn có thể tham gia thực hành từ sớm nhằm rèn luyện sự nhanh nhạy và thích nghi sớm trước khi làm việc chính thức sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay, cử nhân Điều dưỡng được chia theo nhiều hệ và phân hạng khác nhau, sở dĩ có điều này vì ngành Điều dưỡng được đào tạo ở nhiều trường có bậc từ Trung cấp, Cao đẳng tới Đại học. Sự phân chia này có vai trò quan trọng việc xác định năng lực và sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn trong đội ngũ Điều dưỡng.

Hiện nay, điều dưỡng được chia làm nhiều hệ, trong đó phổ biến nhất là 3 hệ: Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Về thời gian đào tạo, sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ được đào tạo 2 năm (Trung cấp), 3 năm (Cao đẳng) và 4 năm (Đại học). Ở mỗi hệ, sinh viên đều sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và thực hành lý thuyết, tuy nhiên, khi học ở hệ càng cao, sinh viên sẽ được trang bị thêm kiến thức chuyên sâu và nâng cao về những trường hợp phức tạp hơn. Từ đó giúp sinh viên có hiểu biết sâu sắc và kỹ năng thực hành thực tế, nâng cao năng lực và trình độ để chuẩn bị cho công việc chăm sóc sức khoẻ.

Hiện nay cử nhân Điều dưỡng được chia theo nhiều hệ và phân hạng khác nhau

Việc phân hạng Điều dưỡng không chỉ giúp phân công công việc phù hợp mà còn được sử dụng để tính hệ số lương. Hiện nay, đội ngũ Điều dưỡng được chia làm hạng II, hạng III và hạng IV. Trong đó, Điều dưỡng hạng II là hạng cao nhất có trình độ tương đương thạc sĩ ngành Điều dưỡng hoặc tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, do đó, hệ số lương của họ cũng khá cao, dao động từ 4,40 đến 6,78. Điều dưỡng hạng III thường được yêu cầu tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học và có thể thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng nâng cao, hệ số lương của hạng này là 2,34 đến 4,98. Cuối cùng, những sinh viên thuộc hệ Trung cấp và Cao đẳng sẽ được phân vào Điều dưỡng hạng IV với năng lực đủ để thực hiện công việc Điều dưỡng cơ bản, do vậy, hệ số lương của hạng này thường dao động từ 1,86 đến 4,06.