□ a. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.
□ a. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.
Xuất nhập khẩu (Import & Export) là gì là cách gọi chung của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Hoạt động này bao gồm nhập khẩu (Import) và xuất khẩu (Export). Trong đó:
- Nhập khẩu (Import): được hiểu là hoạt động đưa hàng hóa từ những quốc gia khác vào quốc gia mình để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ví dụ, nhập khẩu hàng của Mỹ, Đức, Nhật, Hàn vào Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, sử dụng của người dân. Tại Việt Nam, các mặt hàng được nhập khẩu nhiều là: các thiết bị điện tử, linh kiện, phụ tùng, xăng dầu, ô tô, …
- Xuất khẩu (Export): người lại với nhập khấu, xuất khẩu góp phần đưa hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia. Ví dụ, xuất khẩu mây tre đan sang thị trường Mỹ. Tại Việt Nam, chúng ta có thể mạnh xuất khẩu những mặt hàng như: thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, giày dép, …
Phía trên là cách hiểu đơn giản về hoạt động xuất nhập khẩu.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm về định nghĩa xuất nhập khẩu là gì được nêu trong Luật thương mại của Việt Nam. Theo đó:
“Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài dựa trên các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.”
Như có đề cập ở đầu bài viết, hoạt động xuất nhập khẩu quyết định rất nhiều tới sự phát triển kinh tế, sức mạnh, dòng tiền của một Quốc gia.
- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông trên một thị trường rộng lớn hơn, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế chung của các nước.
- Hoạt động xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới cán cân thương mại, nâng cao kiến thức, thông tin, công nghệ, tài chính cho các quốc gia, tác động sâu và rộng đến nhiều ngành nghề khác nhau trong kinh tế Thế giới.
- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau thông qua các hợp đồng thương mại xuyên biên giới.
- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vững mạnh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm được khái niệm cơ bản về xuất nhập khẩu là gì và vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế.
Việc xuất khẩu nguyên vật liệu là một hoạt động kinh doanh quốc tế. Là hành vi thương mại riêng lẻ mà còn là hệ thống các quan hệ thương mại trong một nền thương mại được tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích bán ra nước ngoài những sản phẩm, hàng hóa của nền sản xuất trong nước để thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi nền kinh tế ổn định cơ cấu và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Xuất khẩu cũng là hoạt động kinh doanh quốc tế chính của công ty. Hoạt động này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi công ty đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Xuất khẩu hàng hoá là một bộ phận của hoạt động phân phối và lưu thông hàng hoá trong quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất và tiêu dùng giữa các nước. Tăng trưởng sản xuất sẽ phụ thuộc vào hoạt động này.
Về cơ bản, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, dựa trên việc sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Tiền tệ ở đây có thể là tiền tệ của quốc gia người mua, quốc gia của người bán hoặc quốc gia thứ ba khác. Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, đồng tiền thanh toán là USD. Trong trường hợp này, USD là ngoại tệ của Việt Nam, nhưng là đồng tiền quốc gia của Hoa Kỳ. Trường hợp Việt Nam xuất hàng sang Trung Quốc cũng thanh toán bằng USD, USD ở đây là ngoại tệ của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Khái niệm xuất khẩu theo Luật Thương mại 2005 được quy định cụ thể tại Điều 28 Khoản 1 như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Xuất khẩu được hiểu theo tiếng anh là export. Exporter có nghĩa là người xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hóa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế:
- Tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Bán hàng cho khách nước ngoài là cách mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, giúp nâng tầm doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là một trong những lợi thế chính của thương mại quốc tế. – Bán hàng cho khách hàng nước ngoài là một cách để mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia bằng cách đáp ứng lợi ích của công ty và quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách khuyến khích sử dụng lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các quốc gia.
- Góp phần nâng tầm doanh nghiệp quốc gia. Đây cũng là một trong những lợi thế chính của thương mại quốc tế.
- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và quốc gia trên trường quốc tế. Công ty mạnh xuất khẩu nhiều sản phẩm có giá trị ra thị trường quốc tế, ngoài việc chiếm lĩnh thị trường còn giúp khẳng định tên tuổi của công ty. Một quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh cũng tự khẳng định thương hiệu của mình. Điều này được thấy rõ qua sự đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Huyndai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc)…
- Mang ngoại tệ về cho đất nước. Lợi thế này mang tính vĩ mô và cũng là yếu tố then chốt để các nước khuyến khích hoạt động xuất khẩu nhằm đảm bảo cán cân thanh toán, tăng tích lũy và dự trữ ngoại hối.
Khái niệm lực lượng sản xuất là gì đã được giải thích rõ ở trên, tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của lực lượng sản xuất. Có thể thấy rằng, dù bất cứ xã hội nào, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội phải có tư liệu sản xuất và người lao động. Bởi con người sẽ không thể nào tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình nếu không có công cụ sản xuất để phục vụ cho quá trình lao động.
Do đó, lực lượng sản xuất đóng vai trò là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã hội. Trong tiến trình phát triển của nhân loại, để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mình, con người phải chế tạo ra công cụ lao động, nói chính xác hơn đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất và lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất phát triển quyết định sự biến đổi và sự phát triển về mọi mặt của đời sống của con người, quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Lực lượng sản xuất còn là một bộ phận cấu thành phương thức sản xuất, đây cũng chính là nền tảng, cơ sở, tiền đề của sản xuất.
Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển dẫn đến việc xuất hiện sự phân công lao động trong xã hội, năng suất lao động xã hội nhờ đó mà cũng tăng lên, kết quả là bắt đầu có sự dư thừa sản phẩm sản xuất.
Sự ra đời của chế độ tư hữu và giai cấp trong xã hội xuất hiện chính là bắt nguồn từ sự dư thừa sản phẩm sản xuất. Có thể thấy rằng, sự phát triển của lực lượng sản xuất chính là nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội.
Như vậy, lực lượng sản xuất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội cũng như tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề được coi trọng và đề cao trong bất cứ thời kỳ phát triển nào của xã hội.